Phấn đấu 100% địa phương có mô hình ứng phó với bạo lực gia đình
Cùng với đó, Chiến lược cũng đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể khác như: Phấn đấu 100% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được giáo dục, tư vấn về hôn nhân gia đình, kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc; phấn đấu hằng năm 90% vụ việc bạo lực gia đình được giải quyết theo quy định pháp luật;
Phấn đấu 100% các gia đình được cung cấp thông tin, kiến thức về văn hóa ứng xử, kỹ năng giáo dục đạo đức, lối sống, tình yêu thương, truyền thống dân tộc và các giá trị văn hoá tốt đẹp; phòng ngừa rủi ro, tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đặc biệt quan tâm hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình dân tộc thiểu số;
100% người bị bạo lực gia đình được hỗ trợ cung cấp các dịch vụ thiết yếu; 100% địa phương có mô hình can thiệp, phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đình nhằm giảm tác hại của bạo lực gia đình, đặc biệt với phụ nữ, người yếu thế và trẻ em; Phấn đấu hằng năm 90% vụ việc bạo lực gia đình được giải quyết theo quy định của pháp luật...
Chiến lược tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình gia đình kiểu mẫu “ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền” trong các phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Ảnh minh họa |
Để đạt được những mục tiêu, Chiến lược đề ra nhiều nhóm giải pháp triển khai như: Hoàn thiện chính sách, pháp luật về gia đình, trong đó có việc nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số về gia đình hạnh phúc làm cơ sở đề xuất, đánh giá, hoạch định chính sách; xây dựng các mô hình gia đình kiểu mẫu "ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền" trong các phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; nâng cao năng lực quản lý về gia đình; nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về giá trị gia đình trong tình hình mới...