Phái đoàn Việt Nam tại Geneva tổ chức Hội thảo Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva. |
Hội thảo diễn ra theo hình thức kết hợp trực tiếp tại Geneva và trực tuyến. Tham dự sự kiện có nhiều diễn giả và khách mời từ các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và quỹ tài chính tại Thuỵ Sỹ.
Việt Nam đề cao tăng cường hệ thống an sinh xã hội tại Hội nghị Lao động quốc tế lần thứ 111 |
Bên cạnh đó, tham dự trực tuyến có đại diện các bộ, ngành trong nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…), các chuyên gia quốc tế (Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, FinRatings), đại diện UBND và Sở Ngoại vụ, Sở Công Thương các tỉnh thành, các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong nước.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva nhấn mạnh, vấn đề chuyển đổi nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn với mục tiêu kết hợp chặt chẽ, hài hòa và hợp lý giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững là một ưu tiên của Việt Nam và là xu hướng nhiều quốc gia trên thế giới hướng tới, đồng thời cũng là chủ đề được thảo luận tại nhiều tổ chức quốc tế và diễn đàn kinh tế-phát triển tại Geneva.
Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tháng 12/2022, Việt Nam và các nước đối tác đã ký Thỏa thuận chuyển đổi năng lượng công bằng.
Chuyển đổi xanh là một quá trình lâu dài và tốn kém, đòi hỏi nhiều nguồn lực, cả về nhân lực được đào tạo, tài chính và công nghệ. Việt Nam cũng tích cực phối hợp với các tổ chức quốc tế như Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hàng thế giới (WB), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) trong việc thu hút các dự án thương mại xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh đó, các diễn giả từ các tổ chức quốc tế tại Geneva chia sẻ với các đại biểu tham dự Hội thảo về các vấn đề đang nổi lên và những kinh nghiệm, thực tiễn tốt về chuyển đổi xanh. Tại sự kiện, các đại biểu cũng trao đổi về các cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển, bao gồm Việt Nam, trong tiến trình chuyển đổi xanh, đồng thời đưa ra các khuyến nghị cho Việt Nam để tận dụng những lợi ích của chuyển đổi xanh, nhất là huy động tài chính xanh và công nghệ xanh cho phát triển bền vững.
Bà Luisa Bernal (ngoài cùng bên phải), chuyên gia tài chính và phát triển bền vững, Văn phòng UNDP tại Geneva phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Văn Tuấn/TTXVN) |
Phiên 1 của Hội thảo tìm hiểu các xu hướng mới nổi trong chuyển đổi xanh để phát triển bền vững. Bà Luisa Bernal, chuyên gia tài chính và phát triển bền vững, Văn phòng UNDP tại Geneva chia sẻ tầm nhìn về việc xây dựng một hệ thống tài chính quốc tế bền vững nhằm hỗ trợ tốt hơn cho chuyển đổi xanh, trong đó có sáng kiến mới của UNDP đang được thực hiện tại Việt Nam nhằm bảo hiểm cho các tài nguyên thiên nhiên (như bảo tồn các rặng san hô), trước các rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra.
Ông Nguyễn Tùng Anh (FiinRatings Việt Nam) phát biểu trực tuyến từ Hà Nội, chia sẻ về tiềm năng tài chính xanh của Việt Nam, bao gồm bảo hiểm trái phiếu xanh, phân loại trái phiếu khí hậu nhằm xác định các tài sản và dự án cần thiết để mang lại nền kinh tế phát thải carbon thấp và các tiêu chí sàng lọc phát thải khí nhà kính phù hợp với giới hạn nóng lên toàn cầu 1,5°C do Thỏa thuận COP 21 Paris đặt ra, và xây dựng dữ liệu chấm điểm ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Bà Anja von der Ropp, chuyên gia Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) giới thiệu về việc WIPO chia sẻ thông tin về công nghệ xanh, khuyến khích các công ty sở hữu công nghệ xanh chia sẻ công nghệ, đóng góp cho phát triển kinh tế- xã hội.
Sáng kiến “WIPO xanh” cho phép thích ứng và triển khai hiệu quả các giải pháp xanh thông qua các phương pháp hợp tác với nhiều bên liên quan, minh bạch hóa thị trường và giảm chi phí giao dịch. Sáng kiến cũng tìm cách hỗ trợ các nhà đổi mới sáng tạo về công nghệ xanh, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong các khía cạnh khả năng nhận diện, quản lý về sở hữu trí tuệ (IP), kết nối…
Bà Liisa Fokersma, Phái đoàn thường trực của Phần Lan tại Geneva chia sẻ về Diễn đàn kinh tế tuần hoàn thế giới 2023 (WCEF) với chủ đề “Các giải pháp tuần hoàn cho tự nhiên và nền kinh tế” do Phần Lan tổ chức tại Helsinki (từ ngày 30/5-2/6), nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi toàn cầu sang nền kinh tế tuần hoàn và đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Ông Alexander Kasterine (thứ hai từ trái sang) - Cố vấn cấp cao, Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), bà Vahini Naidu (ngoài cùng bên trái) - Điều phối viên Chương trình Thương mại vì phát triển, Trung tâm phương Nam tham dự Hội thảo. (Ảnh: Văn Tuấn/TTXVN) |
Phiên 2 của Hội thảo bàn về tác động đến thương mại do những chính sách và biện pháp môi trường của một số nước gây ra, nhất là đối với thương mại của Việt Nam. Ông Soumyajit Karl, chuyên gia từ WEF cho rằng, thương mại và đầu tư là công cụ có thể đóng góp cho phát triển nền kinh tế toàn cầu xanh hơn nếu được quản lý tốt. Ngoài ra, có lĩnh vực cạnh tranh mới về chuyển đổi xanh đang nổi lên như phi các-bon hóa, FDI khí hậu, thương mại tuần hoàn, chống rác thải nhựa, tính bền vững của chuỗi cung ứng… đòi hỏi các quốc gia phải nắm bắt kịp thời để phục vụ quá trình chuyển đổi xanh.
Bên cạnh đó, các biện pháp thương mại cũng có những tác động đến môi trường và biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong các ngành nông nghiệp và thủy sản.
Ông Alexander Kasterine, Cố vấn cấp cao về thương mại và môi trường, Trung tâm ITC cho biết, biến đổi khí hậu có thể làm giảm sản lượng nông nghiệp toàn cầu tới 30% vào năm 2050, chủ yếu ảnh hưởng đến 500 triệu hộ chăn nuôi nhỏ.
Do đó, các quốc gia cần tận dụng các công cụ linh hoạt như thuế quan, trợ cấp thông minh, Quy tắc mua sắm của chính phủ (“mua sắm xanh/bền vững”), Quyền sở hữu trí tuệ (IPR) (Chuyển giao công nghệ nhanh hàng hóa và dịch vụ thích ứng khi cấp bằng sáng chế), Tiêu chuẩn bền vững tự nguyện tư nhân (VSS), nhãn và chương trình chứng nhận, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, tham gia xây dựng tiêu chuẩn khí hậu… để hỗ trợ giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trong thương mại.
Bà Vahini Naidu, Điều phối viên Chương trình Thương mại vì phát triển, Trung tâm phương Nam trình bày về tác động của Cơ chế điều chỉnh các-bon biên giới (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU) đối với hệ thống thương mại đa phương (bao gồm quy tắc không phân biệt, Thỏa thuận cấp phép nhập khẩu và Thỏa thuận tạo thuận lợi đầu tư của WTO). CBAM dự kiến cũng sẽ có tác động đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU như sắt thép, hóa chất, bột giấy/giấy, gốm sứ, polyme…
Trong 3 giờ thảo luận, các khách mời đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm và thông lệ tốt nhằm phát triển kinh tế xanh cũng như đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam. Đại diện UNDP và WB cam kết sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam và các nước đang phát triển khác, nâng cao năng lực và kết nối với các công ty để củng cố chiến lược phát triển kinh tế xanh và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng.
Mới đây, ITC đã lựa chọn Việt Nam là một trong hai nước thụ hưởng (cùng với Philippines) dự án mới của ITC về “Năng lực cạnh tranh khí hậu: Xây dựng cơ hội trong nền kinh tế xanh cho các nước mới nổi và đang phát triển”, với sự hỗ trợ kinh phí của EU.
Gần đây nhất, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhóm WB và WEF đã đề xuất Việt Nam tham gia thí điểm Chương trình “Hành động về khí hậu và thương mại” (ACT). Đây là sáng kiến mới nhằm giúp các nền kinh tế đang phát triển tham gia, bao gồm cả các nước kém phát triển nhất, sử dụng thương mại để đáp ứng các mục tiêu giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu và tham gia tích cực hơn vào thảo luận về thương mại và môi trường tại WTO.
Các chuyên gia và khách mời Hội thảo đánh giá cao định hướng và tiềm năng chuyển đổi xanh của Việt Nam và khuyến nghị các ngành liên quan của Việt Nam cần chú trọng bồi dưỡng, đào tạo để kịp thời nắm bắt các xu hướng mới về tài chính xanh, chuyển đổi năng lượng công bằng, nghiên cứu phát triển và ứng dụng đổi mới sáng tạo và thúc đẩy chuyển giao công nghệ xanh cũng như thương mại xanh và kinh tế tuần hoàn nhằm phục vụ triển khai hiệu quả chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, đưa đất nước phát triển bền vững, nâng cao mức sống của người dân.
Các diễn giả và một số đại biểu quốc tế chụp ảnh lưu niệm sau Hội thảo. (Ảnh: Văn Tuấn/TTXVN) |
Các nước đánh giá cao Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Ngày 24/5, trong khuôn khổ Phiên họp của Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) về hoạt động phát triển đã diễn ra Phiên đối thoại giữa các nước với Điều phối viên thường trú và các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) tại quốc gia (UNCT) để trao đổi bài học kinh nghiệm của các quốc gia trong việc phối hợp với các cơ quan LHQ triển khai các mục tiêu phát triển bền vững. |
Tăng cường phối hợp giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia Chiều 29/5, tại Hà Nội, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã thân mật tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia do ông Nhem Valy, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia làm Trưởng đoàn đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. |