Ông Hoàng Mười – Huyền thoại và di tích lịch sử
Bài 1: Bản giao hưởng của vũ trụ Âm nhạc của một giá hầu (giá hầu: thời gian một vị Thánh nhập – xuất vào thanh đồng) là sự hòa trộn của rất nhiều các thể loại âm nhạc dân gian; của yếu tố bình dân với bác học; của các giai đoạn lịch sử; của các hoạt động đời sống; của con người hiện thực với thế giới tâm linh, thần thánh; của sự bất biến, trường tồn với sự không ngừng sinh sôi, biến động... Một vũ trụ thu nhỏ của văn hóa Việt được thể hiện qua thế giới âm nhạc ở đây. |
Tiệc Quan Lớn Đệ Tam đền Lảnh Giang Ngày 24/6 (Âm lịch) hàng năm, hàng chục ngàn du khách thập phương trong cả nước nô nức đổ về đền Lảnh Giang, một ngôi đền lớn nằm bên bờ sông Hồng thuộc địa phận xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam dâng lễ Quan Lớn Đệ Tam cầu cho Quốc thái, Dân an; mưa thuận gió hòa; sức khỏe và lộc tài. |
Sử xưa ghi lại, Hưng Nguyên là huyện đồng bằng tả ngạn sông Lam nằm ở phía nam tỉnh Nghệ An. Đây là quê hương của nhiều nhân kiệt nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực như Đinh Bạt Tụy, Nguyễn Trường Tộ, Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong… đồng thời Hưng Nguyên còn là một vùng đất địa linh có bề dày lịch sử và trầm tích văn hóa đặc trưng của xứ Nghệ.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển của lịch sử, Hưng Nguyên luôn gắn bó mật thiết với quá trình xây dựng và phát triển đất nước có nhiều đóng góp lớn lao về công của, trí tuệ trong công cuộc xây dựng nền văn hóa đất nước; tạo dựng nên những giá trị lớn lao về vật chất, biểu tượng, tinh thần… tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của xứ Nghệ, mà trong đó di tích lịch sử đền ông Hoàng Mười là một trong những địa chỉ tâm linh nổi tiếng bậc nhất được cả nước quan tâm hướng đến.
Đền ông Hoàng Mười |
Đền ông Hoàng Mười tại làng Xuân Am xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Đền còn có tên gọi khác là đền Mỏ Hạc hay lấy tên làng là đền Xuân Am, được xây dựng vào thế kỷ 17 dưới thời Lê Trung Hưng. Đền nằm ở vị trí có cảnh quan đẹp. Xung quanh đền là sông Cồn Mộc trong xanh uốn lượn, phía xa xã là ruộng đồng xanh tươi ngắt một màu. Còn bên sau đền là núi Con Mèo, núi Dũng Quyết. Đặc biệt, đền nằm xa làng mạc, lại ở giữa non nước hữu tình, núi quần tụ, cây cối tốt tươi nên tạo nên một vẻ trong lành yên ả.
Theo tín ngưỡng Tứ Phủ, ông Hoàng Mười là con thứ 10 của vua cha Bát Hải Động Đình – quan ở thiên đình, tiên trong cõi hạc. Theo sự sắp xếp của vua cha, ông Hoàng Mười xuống trần gian để giúp dân giúp nước.
Cổng vào đền ông Hoàng Mười |
Và địa phương nơi ông xuống cai quản chính là mảnh đất Nghệ An. Với việc tỏ rõ linh ứng, theo thời gian, hình tượng quan Hoàng Mười được lịch sử hóa và địa phương hóa, tức gắn liền với những nhân vật có thật trong lịch sử. Từ đó, tâm thức dân gian tại vùng Nghệ An cho ung ngài giáng xuống và hóa thân làm những vị anh hùng, những danh nhân nổi tiếng và có sự gắn bó mật thiết với đất và người xứ Nghệ.
Hình tượng của người dân Nghệ An về ông Hoàng Mười là vị quan thương dân, dạy dân trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, đắp đê ngăn lũ, làm thủy lợi, cầu cống, đường sá, cưới chợ… giúp nhân dân có được cuộc sống ổn định, ấm no. Chính vì vậy mà ông Hoàng Mười luôn được tôn sùng và kính trọng. Và cho dù hóa thân thành danh nhân nào thì hình tượng ông Hoàng Mười vẫn luôn lung linh, mầu nhiệm, gắn bó và gần gũi với bản lĩnh và khí chất người xứ Nghệ. Bên cạnh đó, ông Hoàng Mười còn là người có xuất thân cao quý, văn võ song toàn, lại hào hoa phong nhã… Cũng có lẽ vì vậy mà ông có tên là “Mười” mang ý nghĩa tròn đầy, toàn diện.
Đền ông Hoàng Mười nằm ven sông Côn Mộc, thuộc làng Xuân Am xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An |
Theo Giáo sư Vũ Ngọc Khánh: “Ông Hoàng Mười là nhân vật huyền thoại nhưng lại gần gũi thân quen và được nhân dân quý trọng, tôn sùng, vì ông rất hợp với tâm lý và phong cách xứ Nghệ. Con người đáng trân trọng là có chí nam nhi phải là anh hùng ngang dọc, phải có văn võ, có trí, có dũng. Con người phải biết lo lắng cho cuộc sống bình an của dân chúng, phải biết vì dân vì đời. Nhưng con người ấy không phải là con người ham danh lợi, biết yêu thiên nhiên, thích văn chương, yêu phong nguyệt. Hơn thế nữa, nếu là con người xứ Nghệ thì phải rất tình tứ, biết say cái đẹp, biết đến tình yêu như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ…. Lại phải có đôi nét phóng khoáng nghịch ngợm của Hồ Xuân Hương. Những đức tính ấy, phong cách ấy trong ngũ vị vương quan, thập vị hoàng tử, thập nhị tiên cô đều không có đủ. Vị này có nét này, vị nọ có nét kia, song không ai có đầy đủ tất cả như ông Hoàng Mười”.
Tín ngưỡng thờ ông Hoàng Mười là một trong những tín ngưỡng bản địa của người Việt nói chung và người xứ Nghệ nói riêng, thể hiện ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, giáo dục ý thức cội nguồn, đạo lý uống nước nhớ nguồn |
Tín ngưỡng thờ ông Hoàng Mười là một trong những tín ngưỡng bản địa của người Việt nói chung và người xứ Nghệ nói riêng, thể hiện ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, giáo dục ý thức cội nguồn, đạo lý uống nước nhớ nguồn; đã trở thành nét đẹp trong văn hóa tinh thần của dân tộc. Từ nét đẹp đạo lý này đã cho chúng ta thấy được sự tôn sùng bậc danh nhân, người anh hùng, bậc cha mẹ của dân có nhiều công lao với địa phương và đất nước. Chính vì vậy mà người dân Nghệ An nói riêng và người Việt Nam nói chung thường nhắc nhở nhau về đền thờ ông Hoàng Mười để thể hiện sự chân thành ngưỡng mộ.
Hàng năm, cứ đến tháng 3 và tháng 10, nhân dân các nơi trong mọi miền tổ quốc đều nô nức về đền ông Hoàng Mười tại làng Xuân Am để dâng nén hương thơm tưởng nhớ đến vị thần “Hộ quốc tý dân”, và cầu mong phù hộ cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, thái bình thịnh trị. Cũng chính vì vậy mà lễ hội của đền vẫn được nhân dân địa phương tiếp nối từ đời này qua đời khác, trở thành một nét văn hóa tâm linh không thiếu trong đời sống tinh thần từ xưa tới nay. Đền ông Hoàng Mười trở thành nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng, và chỗ dựa tinh thần của đại bộ phận người dân.
Người dân ở khắp nơi thường đến làm lễ thắp hương tại Đền ông Hoàng Mười rất đông |
Trong quá khứ và hiện tại, tín ngưỡng Tứ Phủ/thờ Mẫu đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa dân gian của dân tộc ta. Ngoài những vị thần lớn là nữ thần thì các nam thần cũng giữ một vai trò quan trọng đặc biệt, mà sự xuất hiện của các vị quan lớn, các ông hoàng mà đặc biệt là ông Hoàng Mười đã tạo nên sự hài hòa âm dương, lưỡng phân lưỡng hợp trong tư duy tín ngưỡng của người Việt.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, các vị thần của tín ngưỡng này đã được “nhân thần hóa” và “lịch sử hóa” trở thành những nhân vật có công lao và sự kiện cụ thể trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Tín ngưỡng này phản ánh tâm hồn dân tộc, có sức sống mãnh liệt và uyển chuyển, tự điều chỉnh để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử khác nhau,, góp phần tạo nên một nền văn hóa mới đậm đà bản sắc dân tộc.
Đạo mẫu qua cách kiến giải văn hóa Trước nhất, Đạo Mẫu không phải là một hình thức tín ngưỡng tôn giáo đồng nhất, mà nó là một hệ thống các tín ngưỡng, trong đó ít nhất bao gồm ba lớp khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ và chi phối lẫn nhau, đó là lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, lớp thờ Mẫu Thần và lớp thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. |
Bài 3: Ca từ và vũ đạo trong diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt Diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, lời văn, múa và trang phục… Tạo nên một bức tranh tổng thể, một nghi thức tiêu biểu nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu. |