Nón Huế gắn chữ trên đầu: Một chiêu để gây chú ý cho Festival nghề truyền thống Huế
Xung quanh chuyện nón Huế bị 'cắm sừng' Đến Huế tận mắt chiêm ngưỡng "công phu" của nghệ nhân làm diều Việt Nam có bao nhiêu di sản thiên nhiên thế giới? |
Chiếc nón Huế gắn chữ bỗng trở thành tâm điểm tranh cãi của cư dân mạng (Ảnh: Tiền Phong). |
Festival nghề truyền thống Huế là hoạt động thường niên của Huế nhằm giới thiệu và tôn vinh các ngành nghề truyền thống của Cố đô, đông thời cũng là hoạt động để khuếch trương, thu hút sự chú ý của du khách trong và ngoài nước đến tham quan và vui chơi giải trí tại xứ Thần Kinh.
Không riêng Huế, thời điểm từ đầu năm đến nay rất nhiều tỉnh thành đã tổ chức hoạt động Festival với đủ loại hình nghệ thuật biểu diễn đường phố, hoạt động làng nghề, vui chơi giải trí,... với nhiều hình thức khác nhau.
Festival nghề truyền thống Huế là sự kiện kinh tế và văn hóa nhằm tôn vinh những giá trị tinh hoa của di sản, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh các ngành nghề thủ công truyền thống.
Đồng thời Festival cũng tăng cường mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, gắn các sản phẩm nghề truyền thống với du lịch, với thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế. Với mục đích và mục tiêu lớn như vậy, làm cách nào để thu hút sự chú ý của du khách, của giới đầu tư đến Huế, đó là câu hỏi và cũng là mục đích của Festival nghề truyền thống Huế tổ chức trong 8 năm qua.
Tại sự kiện lễ tế tổ bách nghệ – lễ rước tôn vinh nghề có khoảng 40 chiếc nón được gắn chữ "HUE". Tác phẩm này của nhà thiết kế Minh Hạnh, một NTK nổi tiếng với các thiết kế áo dài dân tộc, chia sẻ về việc gắn chữ "HUE" lên đỉnh và vành nón Huế, NTK cho biết: "chữ "HUE" được làm bằng chất liệu format, màu tím, xung quanh trang trí đèn led và được gắn lên trên chiếc nón. Việc thiết kế như vậy nhằm làm hình ảnh Huế lung linh trong những ngày hội về đêm".
NTK cũng chia sẻ thêm đây tại sao mọi người không nhìn ra chữ "HUE" trên đầu là "vương miện" thay vì ví nó là "cái sừng".
Festival nghề truyền thống Huế là sự kiện kinh tế và văn hóa nhằm tôn vinh những giá trị tinh hoa của di sản, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh các ngành nghề thủ công truyền thống. |
Không ít cư dân mạng lên tiếng, người thì cho rằng BTC đã cạn kiệt ý tưởng cho Festival nên mới phá cách gắn chữ lên đầu, làm hỏng mất vẻ đẹp hồn hậu đặc trưng của người con gái Huế với áo dài tím nón lá mộng mơ kinh điển.
Cũng có người lại cho rằng nhìn chữ "HUE" gắn trên đỉnh và vành nón Huế khá hài hước và khiến mọi người phải chú ý. MC Tùng Leo chia sẻ trên VnExpress cho biết anh không chấp nhận kiểu sáng tạo này. Với anh, tà áo dài tím và chiếc nón bài thơ truyền thống cùng những thiếu nữ trên dòng Hương Giang mới là Huế của muôn đời nay.
Sự xôn xao của cư dân mạng cho thấy, hầu hết những hình ảnh thuộc về "kinh điển" như áo dài nón lá của Việt Nam đều thật khó để chấp nhận được sự phá cách. Câu chuyện hệt như các người đẹp Việt đi thi hoa hậu quốc tế năm nào cũng áo dài khăn đóng và trượt từ "vòng gửi xe", chẳng mang nổi danh hiệu nào về, dù là giải thưởng về quốc phục. Khi hoa hậu H'hen Niê táo bạo mặc trang phục bánh mì đến cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ thế giới 2018 thì không ít tranh cãi đã nổ ra, còn mạnh mẽ và quyết liệt hơn vụ nón lá gắn chữ này. Rốt cuộc, H'hen Niê được truyền thông quốc tế quan tâm, người hâm mộ thế giới phải chú ý và cô đã lọt vào top 5 chung cuộc, thành tích tốt nhất mà người đẹp Việt có được trong cuộc thi về sắc đẹp Top5 thế giới này.
Bản thân NTK Minh Hạnh cũng là một nhân vật luôn sáng tạo, cách tân trên áo dài dân tộc, chị là một trong những NTK đầu tiên của Việt Nam mang lại diện mạo cho áo dài và đem áo dài ra thế giới. Câu chuyện gắn chữ lên vành nón Huế không có đúng sai, bởi nó không phải là đề xuất cách tân quốc phục, đó chỉ là một sự phá cách để tạo ấn tượng, nhằm thu hút sự quan tâm của dư luận, công chúng, nhà đầu tư với chương trình Festival nghề truyền thống Huế. Và dù khen hay chê, thì BTC cũng đã đạt được mục đích của mình là lan tỏa Festival nghề truyền thống Huế đến đông đảo nhân dân trong và ngoài nước.
Xem thêm
Xung quanh chuyện nón Huế bị 'cắm sừng' Trước làn sóng tranh cãi ngày càng dữ dội của cộng đồng mạng về việc "cắm sừng nón Huế", ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch ... |
Đến Huế tận mắt chiêm ngưỡng "công phu" của nghệ nhân làm diều Tương truyền diều Huế xuất hiện từ thời vua Gia Long, đến nay đã hơn 200 năm. Ban đầu đây là trò chơi của vua, ... |
Việt Nam có bao nhiêu di sản thiên nhiên thế giới? Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử ... |
Tịch thu lô hàng ‘khủng’ máy hút thuốc lá điện tử ở Huế Công an TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã và đang tạm giữ lô hàng máy hút thuốc lá điện tử và các phụ kiện không rõ ... |
Ấn tượng “Tinh hoa nghề Việt” trong đêm khai mạc Festival nghề truyền thống Huế Tối ngày 26/4, Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 8 năm 2019, với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” đã chính thức khai mạc ... |
Festival nghề truyền thống Huế 2019 ấn tượng với “Tinh hoa nghề Việt” TĐO- Festival nghề truyền thống Huế là dịp để các nghệ nhân đem hết tài năng, trí tuệ và tinh hoa của nghề, tạo nên ... |
Festival Nghề truyền thống Huế 2017 - nơi hội tụ “Tinh hoa nghề Việt” TĐO - Từ ngày 28/4-2/5 tại TP Huế sẽ diễn ra Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 7 với chủ đề “Tinh hoa ... |