Nỗi lo hơn 5.000 điểm giao cắt đường sắt không có người gác
Tai nạn đường sắt (ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, cả nước còn 4.302 lối đi dân sinh, đường ngang tự phát do dân mở để đi qua đường sắt. Cộng với số đường ngang cảnh báo bằng đèn, còi tín hiệu, biển báo nêu trên, số điểm giao cắt với đường sắt không có người gác lên đến 5.165 điểm.
Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết để duy trì một đường ngang cần có 3-5 công nhân thay ca nhau 24/24 giờ. Tiền lương, chi phí điện, nước... cho trạm gác chắn trung bình 600 triệu đồng/năm/trạm.
Số điểm giao cắt với đường sắt không có người gác lên đến 5.165 điểm
“Chính vì chi phí cao nên không thể đường ngang nào cũng có gác chắn," ông Hoạch cho biết. Cũng có trường hợp địa phương, cá nhân, tập thể tự phát lập, vận hành rào chắn nhưng các trạm này nằm ngoài danh sách các rào chắn phải bố trí người gác chắn chính thức.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lập khoảng 600 cần chắn và dàn chắn tự động. Nhưng theo ông Đoàn Duy Hoạch, đến nay mới lắp được gần 100 điểm do việc thẩm định công nghệ cửa chắn tự động chưa xong và thiếu vốn triển khai.
Trong một văn bản gửi Bộ GT-VT mới đây, UBND TP. HCM cho biết, mặc dù Sở GT-VT TP. HCM đã nhiều lần kiến nghị TCT Đường sắt Việt Nam sớm nâng cấp phòng vệ tại những vị trí đường ngang qua đường sắt theo hình thức có người gác, tuy nhiên đến nay, các vị trí này vẫn chưa được nâng cấp theo quy định.
Đường ngang đường sắt không có người gác
Trên địa bàn TP hiện có tổng cộng 26 vị trí đường ngang qua đường sắt. Trong đó, chỉ 21 vị trí có người gác do TCT Đường sắt Việt Nam bố trí người gác. 5 vị trí còn lại không có người gác-chỉ tổ chức phòng vệ theo hình thức cảnh báo tự động hoặc cần chắn tự động, bao gồm các vị trí đường ngang Trần Khắc Chân (Km1723+991), Trạm hỏa xa (Km1723+009), Trần Hữu Trang (Km1724+815), Nguyễn Xí (Km1720+015) và Bình Thạnh (Km1719+630).
“Việc tổ chức cảnh giới, phòng vệ tại các vị trí đường ngang này thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý đường sắt, nhưng TP đã phối hợp, hỗ trợ bố trí lực lượng Thanh niên xung phong trực gác cảnh báo từ 6 giờ đến 22 giờ hàng ngày”, văn bản gửi đến Bộ GT-VT nêu rõ.
Trong 5 vị trí đường ngang không có người gác nêu trên, 2 vị trí (đường ngang Nguyễn Xí và đường ngang Bình Thạnh) nằm trong dự án xây dựng đường nối từ ngã ba Nơ Trang Long - Nguyễn Xí và đường trục khu dân cư Bình Hòa (phường 13, quận Bình Thạnh). Sau khi dự án hoàn thành (dự kiến trong năm 2018) thì 2 vị trí này sẽ được đóng và thay thế bằng 1 vị trí mới tại Km1719+732, kết nối khu dân cư Bình Hòa theo Quyết định số 467/QĐ-ĐS ngày 10-5-2010 của TCT Đường sắt Việt Nam.
Đối với 3/5 vị trí còn lại (Trần Khắc Chân (Km1723+991), Trạm hỏa xa (Km1723+009) và Trần Hữu Trang (Km1724+815), mặc dù Sở Giao thông vận tải) đã có nhiều văn bản kiến nghị Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam sớm nâng cấp phòng vệ theo hình thức có người gác nhưng đến nay, các vị trí này vẫn chưa được nâng cấp theo quy định.
Chính những bất cập nêu trên, UBND TPHCM đề nghị Bộ GT-VT chỉ đạo TCT Đường sắt Việt Nam phối hợp với Sở GT-VT TPHCM sớm thực hiện nâng cấp các vị trí đường ngang không có người gác nêu trên theo đúng quy định.
Theo số liệu thống kê, số điểm giao cắt với đường sắt không có người gác trên cả nước lên đến 5.165 điểm, bao gồm 4.302 lối đi dân sinh, đường ngang tự phát do dân mở để đi qua đường sắt và số đường ngang được cảnh báo bằng đèn, còi tín hiệu, biển báo.
Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, để duy trì một đường ngang cần có 3 - 5 công nhân thay ca nhau 24/24h. Tiền lương, chi phí điện, nước... cho trạm gác chắn trung bình 600 triệu đồng/năm/trạm.
“Chính vì chi phí cao nên không thể đường ngang nào cũng có gác chắn”. Theo ông Hoạch, cũng có trường hợp địa phương, cá nhân, tập thể tự phát lập, vận hành rào chắn nhưng các trạm này nằm ngoài danh sách các rào chắn phải bố trí người gác chắn chính thức.
Huyền Thương