Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
06:48 | 20/10/2020 GMT+7

Những nữ tướng kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam

aa
Lịch sử Việt Nam từng xuất hiện nhiều Nữ tướng kiệt xuất khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ. Trong đó, nổi bật như Hai Bà Trưng, Nữ tướng Lê Chân, Bà Triệu...
Lịch sử, ý nghĩa Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 Lịch sử, ý nghĩa Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Trải qua nhiều thăng trầm của xã hội, người phụ nữ luôn luôn thể hiện vai trò tích cực, đảm đang, với tấm lòng nhân ...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xuất siêu 17 tỷ USD là con số kỷ lục, cao nhất trong 4 năm qua Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xuất siêu 17 tỷ USD là con số kỷ lục, cao nhất trong 4 năm qua

Xuất khẩu khả quan, tăng 4,2%; thặng dư thương mại cao kỷ lục với 17 tỷ USD, là mức cao nhất trong 4 năm qua. ...

Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị)

Đầu thế kỉ I, ở huyện Mê Linh (vùng đất thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Tây ngày nay) có hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị - tuy là phận gái nhưng hai chị em đã nuôi ý định đánh đuổi ngoại xâm để giải phóng đất nước. Sử cũ đều chép rằng, Hai Bà là dòng dõi lạc tướng Mê Linh thời Hùng Vương, là hai người phụ nữ đảm lược, giỏi giang đã tập kết được các lực lượng của hai miền đất quan trọng nhất của non sông lúc bấy giờ.

Sau khi Thi Sách (chồng của Trưng Trắc) bị giết hại, Hai Bà Trưng đã làm lễ tế cờ khởi nghĩa với 4 câu thơ vang danh lịch sử: Một xin rửa sạch quốc thù/ Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng/ Ba kẻo oan ức lòng chồng/ Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này.

Những nữ tướng kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam
Hình ảnh phác hoạ Hai Bà Trưng

Nguyên nhân trả thù chồng chỉ là một phần, phần lớn chính là tinh thần yêu nước, muốn giải phóng và khôi phục nền độc lập cho đất nước, chống áp bức, thống trị, nô dịch, đồng hóa của nhà Hán. Khí thế ngất trời của nghĩa quân làm quân thù khiếp đảm. Dân Mê Linh phá tung cổng thành, đạp bằng dinh lũy của quân thống trị, đốt cháy tan hoang thành quách của chúng. Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã quét sạch giặc thù ra khỏi bờ cõi và được tôn làm vua, đứng đầu đất nước độc lập trong 3 năm (từ năm 40 đến năm 43).

Sau trận đánh lớn ở Lãng Bạc, Trưng Vương thu quân về Cẩm Khê (Quốc Oai - Hà Nội bây giờ). Bọn Mã Viện lại kéo đại quân tới và trận quyết chiến lại nổ ra, máu chảy đỏ sông Hồng, sông Đáy. Quyết bảo vệ đất nước và cuộc sống tự do của mình, quyết không làm thân trâu ngựa, Hai Bà đã chiến đấu đến phút cuối cùng và gieo mình xuống dòng sông quê hương tự vẫn. Thời gian làm vua tuy không dài nhưng Hai Bà đã khắc ghi vào lịch sử và tâm thức của người Việt tấm gương anh hùng và trung nghĩa làm vẻ vang cho nữ giới và dân tộc Việt Nam.

Nữ tướng Lê Chân

Lê Chân sinh năm Canh Thìn (năm 20), xuất thân trong một gia đình nền nếp, gia giáo. Sinh ra đã bụ bẫm, khôi ngô vì thế nên được đặt tên là Chân. Càng lớn, cô gái họ Lê càng đẹp người đẹp nết lại thông minh, đảm lược, sắc đẹp và đức hạnh của nàng nổi tiếng khắp vùng. Thái thú quận Giao Chỉ (Chức quan cai trị một quận thời nhà Hán đô hộ nước ta) là Tô Định nghe danh, đòi lấy làm tỳ thiếp nhưng bị khước từ. Hắn căm giận mà bức hại gia đình Lê Chân. Căm thù quân cướp nước, Lê Chân nung nấu ý trả thù nhà, nợ nước. Nàng tìm thầy học võ nghệ, binh thư, kết giao với những người có chí hướng. Nàng chiêu dân tứ xứ khai khẩn đất hoang lập nên xóm ấp, chiêu binh tập mã, sắm sanh vũ khí, tích trữ lương thảo…ở khu vực đất An Dương (Hải Phòng).

Những nữ tướng kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam
Tượng nữ tướng Lê Chân ở Hải Phòng

Nghe tin Hai Bà Trưng cũng phất cờ khởi nghĩa, bà tìm đến để cùng nhau bàn kế sách khởi nghĩa đánh giặc. Năm 40, khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đạo quân của Lê Chân cũng từ mạn biển xứ Đông đánh thốc lên Luy Lâu (Bắc Ninh) lỵ sở quận Giao Chỉ. Tô Định vội vã tháo chạy về đất Nam Hải (Trung Quốc). Sau khi đập tan ách thống trị của nhà Đông Hán, Trưng Vương phong Lê Chân là Thánh Chân công chúa, khi ấy nàng mới 24 tuổi, ban chức Chưởng quản binh quyền voi giữ vùng hải tần (duyên hải Đông Bắc). Lê Chân đưa quân trở về vùng đất An Dương khi xưa mở thêm trại ấp, dùng nhân công khai khẩn đất hoang thành đồng ruộng, cấy lúa trồng dâu làm cho kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, bà vẫn cho quân dân luyện tập trận thế để phòng bị có biến.

Sau này, Mã Viện đưa quân sang vây hãm, mở nhiều đợt tấn công với lực lượng hùng hậu, nữ tướng Lê Chân tổ chức kháng cự và chiến đấu ngoan cường. Trước thủ đoạn bỉ ổi của giặc, bà gieo mình tự vẫn để khỏi sa vào tay giặc (năm Quý Mão). Sau khi bà hi sinh, nhân dân dựng đền thờ ở xứ Đồng Mạ. Đến đời vua Trần Anh Tông, bà được truy phong là Thành hoàng xã An Biên và được ban thần hiệu là Nam hải Uy linh Thánh Chân công chúa. Không chỉ ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội…mà các nước đều tôn vinh, tưởng niệm nữ tướng Lê Chân, bởi bà đã để lại cho hậu thế muôn đời tấm gương chói lọi vì dân, vì nước.

Bà Triệu (Triệu Thị Trinh)

Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh, sinh năm Bính Ngọ (226) tại vùng núi Quan Yên, quận Cửu Chân, Yên Định, Thanh Hóa. Người con gái họ Triệu sinh ra đã có khuôn mặt đẹp, mắt sáng, môi đào, thân hình cao lớn, nở nang, giọng nói âm vang. Người tầm thường tất không có dung mạo như thế. Từ nhỏ, bà đã là người có sức khỏe, có chí lớn và đầy mưu trí, được cha hết lòng dạy dỗ binh thư võ nghệ, có chí khí hơn người.

Cha mẹ mất sớm, người con gái ấy đã cùng với anh trai là Triệu Quốc Đạt (một hào trưởng ở Quan Yên) tập hợp những nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa mà gươm, luyện võ và dẫn quân đánh chiếm quận lỵ Tư Phố - căn cứ quân sự của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân. Khi anh trai có ý muốn bà lo chuyện riêng tư vì dù sao cũng chỉ là phận nữ nhi. Bà Triệu khẳng khái mà rằng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi, để cứu dân ta khỏi cơn đắm đuối chứ không thèm bắt chước người đời, cúi đầu cong lưng làm tì thiếp người ta”.

Những nữ tướng kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam
Hình ảnh Bà Triệu cưỡi voi ra trận được phác hoạ lại

Sau khi Triệu Quốc Đạt chết, bà được nghĩa quân tôn làm Nhụy Kiều tướng quân để chỉ huy quân sĩ đánh giặc. Nghĩa quân chiến đấu liên tiếp nhiều trận, thế mạnh như chẻ tre, đánh tới đâu giặc tan tành tới đó. Trước tình hình yếu thế, giặc đã cho người mua chuộc một số thủ lĩnh của các cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ ở các địa phương, thế quân dần suy yếu. Quân Ngô hơn hẳn nghĩa quân của Bà Triệu cả về mặt tổ chức cũng như vũ khí. Quân khởi nghĩa đã yếu dần và tan rã. Năm 248, bà chiến đấu để phá vòng vây kìm kẹp, về núi Tùng tự vẫn, năm ấy bà mới 23 tuổi.

Nguyên Phi Ỷ Lan (Lê Thị Khiết)

Nguyên Phi Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Khiết sinh năm Giáp Thân (1044) quê ở làng Thổ Lỗi, Gia Lâm, Hà Nội ngày nay. Bà sinh ra trong một gia đình làm ruộng, có nghề trồng dâu nuôi tằm, sống giản dị theo nếp nhà đảm đang, tháo vát mọi việc.Tuy không biết võ công, cũng không trực tiếp cầm quân ra trận nhưng cuộc đời của Nguyên Phi Ỷ Lan gắn chặt với sự nghiệp của hai đời vua anh kiệt là Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông.

Sử chép rằng sau khi vua Lý Thánh Tông lấy nàng về làm thiếp thì được nhà vua phong lên hàng phi và gọi là Ỷ Lan (dựa vào cây lan). Nhờ thông minh, ham học hỏi, nàng hiểu biết được nhiều chính sự và chia sẻ cùng vua những việc triều chính khó khăn. Vì thế, vua càng ngày càng tin tưởng người con gái dân dã ấy và thường bàn luận với nàng những lúc gặp vấn đề nan giải. Mãi hơn 3 năm sau Ỷ Lan mới sinh Thái tử đặt tên là Càn Đức.

Những nữ tướng kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam
Tượng Nguyên Phi Ỷ Lan

Nguyên Phi Ỷ Lan được sử sách ghi lại và truyền tụng bắt đầu từ sự kiện vua Lý Thánh Tông trước mặt bá quan đã trao quyền trị nước cho nàng, còn Thái sư Lý Đạo Thành được cử làm phụ chính sau đó vua cùng Nguyên soái Lý Thường Kiệt và binh sĩ lên đường viễn chinh (1069). Nắm quyền chính sự trong tay, Ỷ Lan để ý đến mọi lĩnh vực từ kinh tế đến xã hội, văn hóa. Bà chú trọng đến nông nghiệp, mở kho phát chẩn cho vùng đói, lấy việc “con trâu là đầu cơ nghiệp” để phát triển nghề nông, phát triển thêm nghề thủ công dệt lụa, gốm sứ.

Cuộc sống nhân dân ngày càng sung túc, do đó các trò vui chơi giải trí cũng được chú trọng. Bà phát triển nghề múa rối nước để ca ngợi cuộc sống thanh bình. Vua Lý Thánh Tông cũng lấy bà làm tấm gương để xông pha chiến trận. Nhìn thấy bà là người bản lĩnh, giỏi giang, vua càng thêm tin yêu.

Khi Lý Thánh Tông băng hà, Thái tử còn nhỏ lên ngôi, bà cũng tham gia nhiếp chính, buông rèm điều hành chính sự dưới sự giúp đỡ của Lý Thường Kiệt, Linh Nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan quyết định mọi việc đều chu toàn, không ai oán thán. Nhờ đoàn kết, quân Đại Việt đã đẩy lùi được quân Tống ra khỏi bờ cõi. Từ đấy, đất nước bình yên, nhân dân sống trong cảnh thái bình. Năm 1117, bà từ trần và được hỏa táng ở Thọ Lăng, phủ Thiên Đức (đền Lý Bát Đế, Bắc Ninh ngày nay).

Đô đốc Bùi Thị Xuân

Bùi Thị Xuân sinh năm 1771, người ở thôn Xuân Hòa, Tây Sơn, Bình Định, sinh ra trong một gia đình khá giả, có truyền thống võ nghệ. Tương truyền rằng nàng là người có nhan sắc, khéo tay, văn võ toàn tài. Nàng kết duyên cùng Trần Quang Diệu và gia nhập nghĩa quân Tây Sơn và trở thành những tướng lĩnh trụ cột, góp công lớn trong công cuộc dựng nghiệp của nhà Tây Sơn ngay từ những buổi đầu.

Những nữ tướng kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam
Hình ảnh Đô đốc Bùi Thị Xuân được phác hoạ lại

Đầu năm 1789, bè lũ phong kiến phản động Lê Chiêu Thống dẫn đội quân xâm lược Mãn Thanh vào chiếm đóng kinh thành Thăng Long, bà chỉ huy đội tượng binh của đạo Trung quân do vua Quang Trung Nguyễn Huệ chỉ huy. Những năm tiếp theo, tiếng tăm của vợ chồng Bùi Thị Xuân và danh tướng Trần Quang Diệu ngày càng lừng lẫy vang xa, họ đều trở thành chủ tướng của nghĩa quân Tây Sơn. Vó ngựa của họ tung hoành từ Nam chí Bắc. Khi vua Quang Trung mất, Nguyễn Ánh được bọn Tây dương giúp nhưng cũng bị đánh tơi bời bởi “thua trí đàn bà”, chúa Nguyễn thề sớm sẽ rửa mối nhục này. Sau nhiều trận quyết đánh, đội quân của bà cũng tan rã trước thế mạnh của chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn suy vong từ đây.

Gia đình đô đốc Bùi Thị Xuân bị Nguyễn Ánh trả thù rất dã man, nghe chuyện bà bị hành hình, ai nấy cũng đều thương xót và hết lời khen ngợi khí phách lẫm liệt, tinh thần bất khuất, quả cảm của nữ đô đốc Bùi Thị Xuân: “ Chúa công ta, tay kiếm tay cờ mà làm nên sự nghiệp. Trong khi nhà ngươi đi cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Tàu làm tan nát cả sơn hà. Đem so với chúa công ta, nhà ngươi chẳng qua là ao trời nước vũng ”.

Nhật Di
Nguồn:

Tin bài liên quan

Phụ nữ Việt Nam: Tự tin khẳng định mình trong kỷ nguyên mới

Phụ nữ Việt Nam: Tự tin khẳng định mình trong kỷ nguyên mới

Với bản lĩnh và sự sáng tạo, phụ nữ Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trong mọi lĩnh vực: vừa là người giữ lửa trong gia đình, vừa tích cực đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước. Họ xứng đáng với danh hiệu 8 chữ vàng "Trung hậu - Đảm đang - Tài năng - Anh hùng" mà Đảng và Nhà nước trao tặng.
Loạt trải nghiệm chiều lòng phái đẹp chỉ có tại Thành phố Đảo Hoàng Gia dịp 20/10

Loạt trải nghiệm chiều lòng phái đẹp chỉ có tại Thành phố Đảo Hoàng Gia dịp 20/10

Chuỗi sự kiện “Chị Đẹp Hải Phòng: Sáng tâm hồn - Ngời khí chất” với loạt hoạt động giải trí đẳng cấp tại Thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island Vũ Yên (Hải Phòng) hứa hẹn sẽ là điểm hẹn cuối tuần không thể bỏ lỡ trong dịp “Tết phái đẹp” năm nay.
Độc đáo hình Hai Bà Trưng cưỡi voi trên mặt đồng hồ Thụy Sĩ

Độc đáo hình Hai Bà Trưng cưỡi voi trên mặt đồng hồ Thụy Sĩ

Thật ngạc nhiên cho những người sưu tập đồng hồ Thuỵ Sĩ, mới đây, hình ảnh minh hoạ về 2 vị nữ tướng Hai Bà Trưng - thủ lĩnh chống lại quân xâm lược trong lịch sử Việt Nam - đã được gắn lên mặt một chiếc đồng hồ của hãng nổi tiếng Christophe Claret Thụy Sĩ.

Các tin bài khác

3 con giáp vượng duyên vào cuối tháng 5/2025

3 con giáp vượng duyên vào cuối tháng 5/2025

3 con giáp này sẽ đón nhận vận đào hoa rực rỡ vào cuối tháng 5/2025, chấm dứt chuỗi ngày lận đận trong tình duyên.
Kinh nghiệm xin visa đi du lịch Đức

Kinh nghiệm xin visa đi du lịch Đức

Việc xin visa Đức khá phức tạp và đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc chuẩn bị hồ sơ là bước quan trọng nhất. Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh sẽ tăng khả năng đậu visa của bạn.
9 địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đức

9 địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đức

Nước Đức được mệnh danh là "trái tim của Châu Âu" với bề dày lịch sử và nền văn hóa độc đáo là điểm đến hấp dẫn dành cho du khách. Dưới đây là 9 địa điểm du lịch Đức nổi tiếng mà bạn không thể bỏ qua cho chuyến du lịch đầy trọn vẹn của bạn.
Đi du lịch Đức cần chuẩn bị những gì?

Đi du lịch Đức cần chuẩn bị những gì?

Đức luôn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá châu Âu. Tuy nhiên, để có một hành trình du lịch châu Âu suôn sẻ, đặc biệt là đến Đức, bạn cần lưu ý chuẩn bị giấy tờ kỹ càng.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 21/5: EU, Anh áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga; các nước cam kết tài trợ hơn 170 triệu USD cho WHO

Tin quốc tế ngày 21/5: EU, Anh áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga; các nước cam kết tài trợ hơn 170 triệu USD cho WHO

EU, Anh áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga, không chờ động thái từ Mỹ; Israel đối mặt nguy cơ bị cô lập vì chiến dịch ở Gaza; các nước cam kết tài trợ hơn 170 triệu USD cho WHO... là tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 21/5.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát phát triển kinh tế và văn hóa tại thành phố Lạc Dương

Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát phát triển kinh tế và văn hóa tại thành phố Lạc Dương

Ngày 19/5, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam để khảo sát tình hình phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông đã đến làm việc tại Công ty TNHH Tập đoàn Vòng bi Lạc Dương, Chùa Bạch Mã và Hang đá Long Môn – những địa danh tiêu biểu cho cả “sức mạnh cứng” trong sản xuất chế tạo và “sức mạnh mềm” của di sản văn hóa Trung Hoa.
715.617 ý kiến trong hệ thống MTTQ tán thành dự thảo về sửa đổi Hiến pháp 2013

715.617 ý kiến trong hệ thống MTTQ tán thành dự thảo về sửa đổi Hiến pháp 2013

Có tổng số 717.712 ý kiến đóng góp, trong đó có 715.617 tán thành, 2.095 tán thành và có đề nghị sửa đổi, hoàn thiện hơn đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Sửa luật để sắp xếp tổ chức bộ máy, phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Sửa luật để sắp xếp tổ chức bộ máy, phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Sáng 21/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động