Những giải pháp xây dựng bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hiệu quả
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà |
Tiếp tục xây dựng nền hành chính nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân là quyết tâm chính trị đã được Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII của Đảng khẳng định, cần được quán triệt đầy đủ từ nhận thức đến hành động trong thời gian tới. Trong đó, trọng tâm là xây dựng bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân. Theo tinh thần đó, cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và cơ bản sau đây:
Thứ nhất, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, bảo đảm công khai, minh bạch, quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả. Khẩn trương trình Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 theo hướng toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
Thứ hai, đẩy mạnh đổi mới bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực, khắc phục triệt để những chồng chéo, giao thoa về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đảm bảo nguyên tắc một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính. Phát huy đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ tập trung vào xây dựng thể chế kiến tạo phát triển, quản trị quốc gia và tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần thượng tôn pháp luật. Chính phủ có đủ năng lực, đủ khả năng giải trình; tạo ra tầm nhìn tốt và chính sách tốt; sự tương tác thân thiện với xã hội, người dân, với thị trường và doanh nghiệp; tạo ra và chia sẻ sự phát triển. Tích cực đổi mới phương thức hoạt động của Chính phủ theo hướng tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để kiến tạo phát triển và phục vụ nhân dân; tăng cường năng lực dự báo, phân tích và đề xuất chính sách dựa trên luận cứ khoa học và thực tiễn trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Triển khai mạnh mẽ việc xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số nhằm ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ để đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng lực quản lý, điều hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính các cấp, tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia một cách toàn diện để phát triển nền kinh tế số, xã hội số. Trong đó, Cổng Dịch vụ công Quốc gia phải là điểm khởi đầu quan trọng nhất của Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030, đảm bảo đến năm 2023, toàn bộ các dịch vụ hành chính công sẽ được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Thứ ba, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành và giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương; khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Đồng thời, phân định rõ trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân, bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất, thông suốt và hiệu quả; phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị và từng cá nhân người đứng đầu bộ, ngành, địa phương và đơn vị. Nghiên cứu, triển khai các biện pháp đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và nghiên cứu thí điểm tổ chức ở cấp tỉnh phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng “... khuyến khích sáp nhập, tăng quy mô các đơn vị hành chính các cấp ở những nơi có đủ điều kiện để nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tăng cường các nguồn lực của địa phương”(9) và quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp. Chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chủ động phối hợp với Trung ương tổng kết việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 và đề xuất nội dung xây dựng kế hoạch, lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính các cấp trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030 để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Hoàn thiện hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao. Đẩy mạnh việc chuyển giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ các loại hình kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ công; rà soát, chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện sang công ty cổ phần.
Tập trung đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức |
Thứ năm, tập trung đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, có cơ chế khuyến khích, khơi dậy tinh thần cống hiến vì đất nước, tạo động lực và áp lực để mọi cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, tận tụy phục vụ nhân dân; có cơ chế bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Đây là yêu cầu có tính cốt lõi, quyết định thành công cho sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Chú trọng tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu và của đội ngũ công chức, viên chức để có thể áp dụng được thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho những cố gắng thực hiện cải cách hành chính. Trong giai đoạn tới, cần thúc đẩy những cải cách cần thiết để có được đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, tâm huyết và tài năng hơn. Tất cả phải bắt đầu từ cơ chế, nhất là cơ chế, chính sách tuyển chọn đầu vào cán bộ, công chức, viên chức; cơ chế lựa chọn, thu hút, trọng dụng nhân tài; cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung .v.v. Bảo đảm cơ hội thăng tiến của công chức theo thành tích, sản phẩm công việc thực tế và phẩm chất đạo đức, uy tín của công chức.
Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đó phải gắn với chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII của Đảng; với việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Qua đó, thiết thực góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thúc đẩy, đa dạng và phát triển nền công vụ trong cộng đồng ASEAN Ngày 29/10, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến phổ biến kinh nghiệm của các nước ASEAN trong lĩnh vực cải cách công vụ, nâng cao năng lực cho công chức địa phương năm 2021. |
Việt Nam cùng các nước ASEAN giữ vững đoàn kết, ứng phó hiệu quả các thách thức Tại các hội nghị, Lãnh đạo ASEAN và các nước Đối tác đã thảo luận sôi nổi, sâu rộng nhiều nội dung quan trọng. Đặc biệt, các nhà Lãnh đạo nhất trí cao về các biện pháp tăng cường hợp tác ứng phó dịch COVID-19, nhất là nâng cao năng lực y tế, tự chủ về vaccine và sớm phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, khôi phục đi lại giữa các nước trong điều kiện bình thường mới. |
ASEAN khẳng định tinh thần cộng đồng, từng bước phục hồi kinh tế Sau 3 ngày họp trực tuyến dưới sự chủ trì của Brunei - nước giữ cương vị Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2021, kết quả của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 cùng các hội nghị cấp cao liên quan một lần nữa khẳng định năng lực, vị thế và vai trò trung tâm của ASEAN trong nhiều vấn đề khu vực và quốc tế. |