Những điểm mới trong quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập
Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam tổ chức Toạ đàm “Các vấn đề sông Mê Công”
Sáng ngày 8/7, Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam (Quỹ) đã tổ chức buổi Toạ đàm “Các vấn đề sông Mê Công”.
|
Lập các hợp phần tích hợp vào Quy hoạch không gian biển quốc gia
Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc lập các hợp phần tích hợp vào Quy hoạch không gian biển quốc gia.
|
Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Tọa đàm trực tuyến với Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh để thảo luận về các vấn đề liên quan đến dự thảo xây dựng quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đây là một phần thuộc khuôn khổ Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (Quyết định số 279) do Thủ tướng ban hành vào 26/02/2021 vừa qua.
Tham dự Tọa đàm có Lãnh đạo các đơn vị và chuyên gia của Bộ KH&CN; Lãnh đạo 63 Sở KH&CN tại 63 đầu cầu. Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng chủ trì Tọa đàm.
Tại buổi Tọa đàm, đại diện lãnh đạo các Sở KH&CN đã cùng trao đổi, cung cấp thông tin từ thực tiễn của địa phương và thảo luận, góp ý vào nội dung của dự thảo “Đề cương xây dựng quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”do Bộ KH&CN xây dựng.
Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết: “Mặc dù quy hoạch lần này dành cho các tổ chức KH&CN công lập song theo dự thảo, Sở KH&CN các địa phương sẽ mở rộng khảo sát đối với tất cả các tổ chức KH&CN công lập và ngoài công lập.Các đại biểu đã bàn luận nhiều vấn đề liên quan đến tiến độ thực hiện, những khó khăn thuận lợi khi triển khai; kiến nghị bổ sung đối tượng khảo sát, mở rộng đối tượng quy hoạch… Thứ trưởng Trần Văn Tùng và lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ cũng đã trao đổi nhằm làm rõ thêm thông tin về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng quy hoạch, giải pháp để triển khai hiệu quả hoạt động này.
Mục tiêu là để chúng ta có thể có cái nhìn toàn cảnh về tất cả các tổ chức KH&CN trên địa bàn, đánh giá được năng lực, tiềm lực của hệ thống tổ chức KH&CN trên địa bản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phục vụ cho quy hoạch trong giai đoạn mới 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050”.
Như vậy, điểm đáng chú ý trong lần quy hoạch này này khác với những lần khảo sát quy hoạch trước là các địa phương có thể đưa ra các đề xuất dự án đầu tư nhằm phục vụ sự phát triển của các tổ chức KH&CN.
“Nếu tổ chức KH&CN ở địa phương có nhu cầu về trang thiết bị, đất đai để mở rộng phát triển,... thì các Sở KH&CN cứ đề xuất, từ đó nhà nước mới có cơ sở để xem xét đầu tư cho các tổ chức KH&CN”, Thứ trưởng Trần Văn Tùng nói.
Trước đó, Bộ KH&CN đã xây dựng dự thảo “Đề cương xây dựng quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Đề cương quy hoạch gồm 4 phần: Căn cứ lập quy hoạch; Đối tượng, phạm vi lập quy hoạch; Nội dung quy hoạch; Cơ sở dữ liệu để phục vụ tích hợp trong Quy hoạch chung của ngành; kèm theo các biểu tổng hợp số liệu minh chứng cho nội dung quy hoạch. Theo Đề cương, đối tượng khảo sát để lập quy hoạch gồm tổ chức KH&CN trong các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ chức KH&CN trong doanh nghiệp; tổ chức triển khai hoạt động KH&CN, trong đó có hoạt động ĐMST; bộ phận nghiên cứu và phát triển trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đối tượng lập quy hoạch là các tổ chức KH&CN công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh. Phương án quy hoạch các tổ chức thực hiện hoạt động KHCN&ĐMST trên địa bàn, phân kỳ theo giai đoạn 2021 – 2030, 2031 – 2050 cụ thể gồm: Phương án quy hoạch cấu trúc mạng lưới tổ chức KH&CN công lập: về tăng, giảm số lượng tổ chức; về điều chỉnh quy mô các tổ chức; về điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, vị trí pháp lý của các tổ chức; về nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập… Phương án đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới tổ chức KH&CN công lập. Phương án phân bổ không gian các tổ chức KH&CN công lập theo đơn vị hành chính cấp tỉnh. Phương án bố trí sử dụng đất cho phát triển mạng lưới tổ chức KH&CN công lập và các hoạt động KHCN&ĐMST. |
Học Bác Hồ việc quy tụ nhân tài phát triển khoa học - công nghệ
Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã để lại cho nhân dân ta những giá trị tư tưởng to lớn, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội, trong đó có lĩnh vực khoa học và công nghệ. Những di huấn của Người cho đến tận bây giờ vẫn không khỏi khiến nhiều người ngạc nhiên về tính hiện đại cũng như tầm nhìn vượt thời gian trong tư tưởng Hồ Chí Minh về việc phát triển khoa học – công nghệ, đặc biệt là cách quy tụ và thu phục nhân tài.
|
Khoa học công nghệ đồng hành cùng sự phát triển đất nước
Với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0, khoa học và công nghệ đang dần thâm nhập vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế và đời sống xã hội. Thực tiễn cũng cho thấy bằng việc thúc đẩy kinh tế phát triển, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chính là động lực khẳng định vị thế của một quốc gia trên thế giới.
|
Khoa học công nghệ - mũi nhọn của chiến lược chống dịch COVID-19 tại Việt Nam
Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, thực tế cho thấy chỉ khi chủ động kiểm soát dịch bệnh thì chúng ta mới dành được phần thắng. Việc triển khai các giải pháp công nghệ đã góp phần tích cực trong công cuộc kiểm soát dịch bệnh đó. Khoa học công nghệ đã trở thành mũi nhọn tiên phong trong công cuộc phòng chống dịch COVID-19 ở Việt Nam trong giai đoạn mới.
|