Học Bác Hồ việc quy tụ nhân tài phát triển khoa học - công nghệ
Khoa học công nghệ đồng hành cùng sự phát triển đất nước Với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0, khoa học và công nghệ đang dần thâm nhập vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế và đời sống xã hội. Thực tiễn cũng cho thấy bằng việc thúc đẩy kinh tế phát triển, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chính là động lực khẳng định vị thế của một quốc gia trên thế giới. |
Khoa học công nghệ - mũi nhọn của chiến lược chống dịch COVID-19 tại Việt Nam Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, thực tế cho thấy chỉ khi chủ động kiểm soát dịch bệnh thì chúng ta mới dành được phần thắng. Việc triển khai các giải pháp công nghệ đã góp phần tích cực trong công cuộc kiểm soát dịch bệnh đó. Khoa học công nghệ đã trở thành mũi nhọn tiên phong trong công cuộc phòng chống dịch COVID-19 ở Việt Nam trong giai đoạn mới. |
Bác Hồ với cán bộ, công nhân Xưởng Cơ khí, Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, tháng 1 – 1964. (Ảnh: tư liệu) |
Ngay từ những năm đầu giành chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc đoàn kết, tập hợp đội ngũ trí thức, trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện tối đa cho trí thức phát huy tài năng, hiểu biết của mình phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Nhiều nhân tài trong và ngoài nước theo tiếng gọi của tổ quốc mà cùng quy tụ về với tấm lòng chung là xây dựng đất nước.
Biết bao nhân sĩ, trí thức và các nhà khoa học tên tuổi như: Hồ Đắc Di, Nguyễn Văn Tố, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ… đã tự nguyện từ bỏ cuộc sống êm ấm, giàu có ở Hà Nội, Sài Gòn hay Paris để tham gia cách mạng, sẵn sàng chịu nhiều hi sinh, gian khổ, lập nên những kỳ tích về KH&CN trong kháng chiến. Tất cả họ đều xuất phát từ lòng yêu nước, niềm tin, niềm cảm phục đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Nhìn nhận khách quan, thời gian đầu, các nhà khoa học Việt kiều chưa hiểu nhiều về Đảng, về cách mạng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, họ theo Bác Hồ về nước chủ yếu là do Bác chinh phục họ bằng tầm cao trí tuệ và nhân cách.
Sau năm 1954, tiếp đến là thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cùng với phát triển giáo dục đào tạo trong nước, hàng vạn cán bộ, sinh viên tiếp tục được Đảng, nhà nước và Bác cử ra nước ngoài (Liên Xô và các nước XHCN) học tập, nghiên cứu. Ngày nay, họ đã trở thành những nhà khoa học hàng đầu và đội ngũ trí thức nòng cốt của đất nước, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tôn vinh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Bên cạnh sự quan tâm và chính sách trọng dụng nhân tài, Người cũng đặc biệt chú ý đến việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực KH&CN. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng xây dựng "con người mới".
Người đòi hỏi phải có chiến lược trồng người như trong câu nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” mà Bác Hồ phát biểu tại lớp học chính trị của giáo viên cấp 2 và cấp 3 toàn miền Bắc năm 1958.
Con người mới vừa là nhân vừa là quả của quá trình đấu tranh xây dựng xã hội mới. Bác Hồ đã từng nói: "Đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ". Con người mới phải có tri thức văn hóa và khoa học, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ dựa trên những phẩm chất đạo đức được tu dưỡng, rèn luyện hàng ngày.
Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển mạnh mẽ, trong tiến trình ấy, những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc trọng dụng nhân tài để phát triển khoa học, công nghệ vẫn mãi là kim chỉ nam, là động lực để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực, tạo nên ngày càng nhiều thành tựu về khoa học, công nghệ, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cải thiện an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống, xây dựng đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp hơn như Người hằng mong ước.
Khoa học công nghệ đồng hành cùng sự phát triển đất nước Với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0, khoa học và công nghệ đang dần thâm nhập vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế và đời sống xã hội. Thực tiễn cũng cho thấy bằng việc thúc đẩy kinh tế phát triển, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chính là động lực khẳng định vị thế của một quốc gia trên thế giới. |
Khoa học công nghệ - mũi nhọn của chiến lược chống dịch COVID-19 tại Việt Nam Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, thực tế cho thấy chỉ khi chủ động kiểm soát dịch bệnh thì chúng ta mới dành được phần thắng. Việc triển khai các giải pháp công nghệ đã góp phần tích cực trong công cuộc kiểm soát dịch bệnh đó. Khoa học công nghệ đã trở thành mũi nhọn tiên phong trong công cuộc phòng chống dịch COVID-19 ở Việt Nam trong giai đoạn mới. |
Học lời Bác Hồ dạy về sáng tạo khoa học công nghệ trong sản xuất “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho CNXH thắng lợi…” – lời Bác Hồ dặn tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội phổ biến Khoa học Kỹ thuật Việt Nam ngày 18-5-1963 đã trở thành kim chỉ nam xuyên suốt cho sự phát triển khoa học công nghệ của nước nhà gần 60 năm qua. |