Những dấu ấn “sứ mệnh” nối đôi bờ sông Hậu của phà Vàm Cống
Có cầu mới, Cần Thơ vẫn muốn giữ phà Vàm Cống Trông chờ cao tốc Sóc Trăng-Cần Thơ-Châu Đốc Cần Thơ háo hức chờ khánh thành cầu Vàm Cống kết nối Đồng Tháp |
Những chuyến phà đưa rước khách sang dòng sông Hậu sắp được thay thế bằng cây cầu vây dăng hiện đại |
Những chiếc phà có tải trọng 100, 200 tấn sắp được thay thế bằng cây cầu dây văng hiện đại chuẩn bị đưa vào sử dụng giúp vận chuyển hành khách, hàng hóa nối đôi bờ con sông Hậu được dễ dàng không còn cảnh “muốn qua sông thì phải lụy đò”, qua đó giúp giao thương trao đổi, mua bán hàng hóa được thuận lợi, tạo cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.
Những chuyến phà sau gần 1 thế kỷ sắp hoàn thành "sứ mệnh" |
Có mặt tại bến phà Vàm Cống trên dòng sông Hậu nối huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) với TP.Long Xuyên (tỉnh An Giang), chúng tôi cảm nhận được những nỗi niềm khó tả của hành khách và những người làm công việc “đưa đò” qua sông.
Phà Vàm Cống rồi sẽ trở thành một ký ức, hoài niệm một thời… |
“Buồn vui lẫn lộn, rồi đây sẽ không còn những chuyến phà qua sông bồng bềnh, không còn nghe tiếng còi phà vang vọng trong đêm với những âm thanh quen thuộc và những lúc kẹt xe chờ phà…” - ông Nguyễn Duy An (Kiên Giang) tài xế lái xe chạy tuyến Kiên Giang - Sài Gòn chia sẻ.
Gắn liền với những chuyến phà, lênh đênh qua dòng sông Hậu ngoài những hành khách và cán bộ công nhân viên bến phà là hàng trăm người mưu sinh với đủ thứ nghề khác nhau ở đôi bờ. Qua biết bao thăng trầm của lịch sử, qua rất nhiều thế hệ công nhân đã làm việc tại bến phà Vàm Cống, có lẽ tất cả đã để lại những tình cảm chân thành cho khách qua phà.
Công nhân phà cần mẫn ghi chép số lượng xe lên xuống phà một cách tỉ mỉ |
Thuyền trưởng phà Việt Đan 7, ông Nguyễn Hoàng Luật (SN 1971, quê TP.Cần Thơ) chia sẻ, trước đây công tác tại phà Cần Thơ, sau khi cầu Cần Thơ hoàn thành tôi về phà Vàm Cống gắn bó cho đến nay đã gần 10 năm, sắp tới cầu Vàm Cống được đưa vào sử dụng bản thân sau không khỏi chạnh lòng khi phải rời xa bến phà...
Không biết thời gian tới tôi sẽ theo chiếc phà này về đâu, bến mới nào. Mình yêu nghề nên phà Vàm Cống không còn hoạt động nếu được phân công điều chuyển đến các bến phà khác tôi sẵn sàn nhận nhiệm vụ để được lênh đênh trên những sóng nước đưa hành khách qua sông an toàn.
Cầu Vàm Cống là công trình quan trọng được người dân chờ đợi hàng thập kỷ qua và nay chuẩn bị đưa vào hoạt động nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho toàn vùng; nhất là các địa phương như An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp…
Người phụ nữ bán vé số bao năm "bám theo" phà để mưu sinh |
Cầu Vàm Cống sẽ được đưa vào sử dụng, đúng vào dịp 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2019).
Dòng xe vẫn xuôi ngược lên xuống phà Vàm Cống trước giờ khánh thành cầu dây văng thay thế "sứ mệnh"... |
Thuyền trường đang điều khiển một chuyến phà băng qua sông Hậu |
Dự án cầu Vàm Cống được khởi công ngày 10/9/2013, nối liền huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) với quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ). Công trình có tổng chiều dài 2,97km, đường dẫn dài 5,88km, rộng 24,5 m bao gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ và 2 làn đi bộ, vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Dự án được đầu tư hơn 271 triệu USD (gần 5.700 tỷ đồng) từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Cầu Vàm Cống do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, nhà thầu Hàn Quốc thực hiện. |
Xem thêm
Sen được coi là "đặc sản" của tỉnh nào? Nằm bên bờ sông Tiền, tỉnh này nổi tiếng với loài hoa sen và sếu đầu đỏ, là nơi an nghỉ của cụ Phó bảng ... |
Có cầu mới, Cần Thơ vẫn muốn giữ phà Vàm Cống Thông tin được Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ - Võ Thành Thống cho hay tại chuyến khảo sát địa điểm tổ chức Khánh thành cầu ... |
Cần Thơ háo hức chờ khánh thành cầu Vàm Cống kết nối Đồng Tháp Ông Trương Quang Hoài Nam - Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ có buổi làm việc với Đại diện Tổng Công ty Đầu tư phát ... |