Tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn dữ liệu vệ tinh do Tổ chức Sáng Kiến Nghiên cứu Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) cung cấp cho thấy, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã tiến vào Biển Đông qua eo biển Malacca hôm 4/4 vừa qua, sau khi tham gia tập trận cùng hải quân-không quân Ấn Độ hồi tuần trước.
Hải quân Mỹ chưa cho biết kế hoạch hoạt động hay diễn tập của nhóm tác chiến tàu sân bay Roosevelt tại Biển Đông.
Đây là lần thứ hai chiến hạm Roosevelt vào Biển Đông trong năm nay, lần đầu vào ngày 23/1 cùng tuần dương hạm USS Bunker Hill, khu trục hạm USS Russell và USS John Finn.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Ảnh: Hải quân Mỹ |
Hải quân Mỹ khi đó cho biết nhóm tác chiến Roosevelt thực hiện các hoạt động huấn luyện và diễn tập thường kỳ trên biển. Đợt triển khai hồi tháng 1 nằm trong kế hoạch của Hạm đội 7, nhằm "bảo đảm tự do trên biển và xây dựng quan hệ đối tác phục vụ an ninh hàng hải".
Nhóm tác chiến tàu sân bay Roosevelt tới Biển Đông trong bối cảnh hơn 200 tàu Trung Quốc neo đậu trái phép tại bãi đá ngầm gần đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các tàu vỏ sắt cỡ lớn này thả neo tại chỗ, không có bất cứ hoạt động đánh bắt nào dù trời trong xanh và thời tiết thuận lợi.
Trên tờ Vietnamnet, chuyên gia nghiên cứu chiến lược Ben Scheer thuộc trường Đại học Macquarie ở Sydney, Australia nhận định, động thái nhóm tàu sân bay Mỹ đi vào Biển Đông là nhằm phản bác các yêu sách chủ quyền bất hợp pháp của chính quyền Bắc Kinh ở khu vực này, cũng như để báo hiệu cho một số quốc gia đồng minh trong khu vực, chẳng hạn như Philippines, rằng nước Mỹ “là một đồng minh có năng lực và đáng tin cậy”.
Nhà nghiên cứu Collin Koh thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore cho rằng, động thái trên của chính quyền Washington là nhằm “phát đi tín hiệu” về những cam kết duy trì sự hiện diện quân sự đáng tin cậy của Mỹ đối với những quốc gia đồng minh trong khu vực, cũng như ngăn Trung Quốc sẽ có “những hành động quyết liệt” ở khu vực Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Nhiều nước đã lên tiếng bày tỏ lo ngại trước tình hình căng thẳng mới ở khu vực và phản đối động thái mang tính đe dọa của đội tàu Trung Quốc.
Nhà Trắng ngày 31/3 cho biết cố vấn an ninh quốc gia Mỹ và người đồng cấp Philippines đã thảo luận về hoạt động của hơn 200 tàu cá Trung Quốc ở Biển Đông, cùng bày tỏ quan ngại về sự kiện này và cam kết "tiếp tục phối hợp chặt chẽ ứng phó với các thách thức ở Biển Đông".
Trong cuộc họp báo ngày 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC, đóng góp vào duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực", bà Hằng nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho hay các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ được quy định trong các luật của Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Mỹ tính loại biên tàu sân bay hạt nhân vì ngốn quá nhiều chi phí Hiện chưa rõ Bộ Quốc phòng Mỹ có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền nếu bỏ tàu USS Harry S. Truman. |
Đức đưa tàu chiến đi qua Biển Đông: Trung Quốc cảnh báo, Mỹ khen ngợi Hãng Reuters ngày 3.3 dẫn lời giới chức Đức cho hay tàu hộ tống của nước này sẽ lên đường đến châu Á vào tháng 8 và sẽ trở thành tàu chiến đầu tiên của Đức đi qua Biển Đông kể từ năm 2002. |
Mỹ tuần tra gần Hoàng Sa, Trung Quốc tuyên bố tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông South China Morning Post đưa tin Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) tối 27.2 đưa tin Chiến khu Nam bộ thuộc quân đội Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. |