Nhìn nhận lại “sức khỏe” của ngành ngân hàng Mỹ qua tình hình của 3 đại diện tiêu biểu
Ngành ngân hàng Mỹ chính thức có giải pháp “cứu” ngân hàng SVB
Thông báo này được đưa ra hai tuần sau khi vụ sụp đổ của ngân hàng SVB gây ra những xáo trộn trong khắp hệ thống ngân hàng Mỹ.
|
Lý do vốn đầu tư mạo hiểm tại thủ phủ ngành công nghệ Mỹ cạn kiệt sau vụ sụp đổ của SVB
Sẽ có rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp tại Silicon Valley không thể gọi vốn mới trong năm nay bởi tâm lý thận trọng cao độ của giới đầu tư.
|
Một cơn bão qua đi thường tiếp đến bằng những khoảng lặng bình yên. Trong thời khắc này, sự tồn tại không còn bị đe dọa nữa. Thế nhưng rồi cũng đến lúc phải đánh giá về những thiệt hại. Hậu quả ra sao? Sẽ mất bao nhiêu lâu để khắc phục?
Đó cũng chính xác là những gì mà người ta đặt ra sau cơn bão trong ngành tài chính Mỹ vào tháng 3 vừa qua. Trong những ngày sau vụ sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB), một thời từng là ngân hàng lớn thứ 16 tại Mỹ, cũng như hai ngân hàng khác, sự hoảng sợ và tuyệt vọng lây lan mạnh khắp hệ thống tài chính.
Giờ đây, bão tố có vẻ như đã qua, không có thêm tổ chức tài chính nào sụp đổ, thị trường tài chính và công chúng có thể tạm yên tâm. Báo Economist mới đây đã có bài viết nhìn nhận lại những gì đã diễn ra trong ngành tài chính Mỹ tính từ sau vụ việc liên quan đến SVB và chuỗi ngân hàng khác.
Thiệt hại thực tế mà rối ren trong ngành tài chính Mỹ tháng vừa rồi gây ra là gì? Hiện tại khó có thể lượng hóa hết được. Trước tiên, người ta sẽ có thể biết được phần nào khi nhìn vào bảng cân đối kế toán của các ngân hàng tại Mỹ đang và sẽ được công bố.
Theo những thống kê ban đầu, nhóm ngân hàng hàng đầu của Mỹ bao gồm Citigroup, JP Morgan Chase, PNC và Wells Fargo chưa có nhiều ảnh hưởng. Thế nhưng sẽ cần phải chờ đến ngày 24/4/2023, đó là khi ngân hàng First Republic (từng suýt sụp đổ trong tháng 3/2023) công bố kết quả kinh doanh. Ngân hàng này đã phải trì hoãn việc công bố báo cáo bởi chịu tác động do quá nhiều sự kiện bất thường.
Nhìn vào tổng quan ngành ngân hàng Mỹ, người ta có thể thấy thiệt hại trong các mảng của ngành ngân hàng Mỹ và những ngân hàng quy mô khác nhau không giống nhau. Có ba chỉ tiêu quan trọng nhất cần phải xem xét đến bao gồm: tiền gửi, thu nhập từ lãi tín dụng và lợi nhuận tại nhóm các ngân hàng có quy mô khác nhau.
Trước tiên, đó là ngân hàng lớn nhất Mỹ JP Morgan Chase với tổng tài sản lớn nhất Mỹ, sau đó đến PNC - một trong những ngân hàng khu vực lớn hàng đầu nước này với tổng tài sản ước tính 560 tỷ USD; sau đó đến ngân hàng Western Alliance Bancorp, ngân hàng cho vay trụ sở tại Arizone với tổng tài sản ước tính 70 tỷ USD.
Nếu xét trên các tiêu chí kể trên, JP Morgan đang rất ổn. JP Morgan hưởng lợi từ việc nhiều khách hàng tổ chức và doanh nghiệp chuyển tài sản sang các ngân hàng được đánh giá an toàn hơn.
Chính vì vậy tổng tiền gửi của JP Morgan tăng 2% so với cuối năm 2022. Dù rằng giám đốc tài chính của JP Morgan, ông Jeremy Barnum, cũng đã thận trọng tuyên bố không cho rằng hoạt động dịch chuyển tiền gửi này sẽ diễn ra ổn định, thế nhưng ít nhất trước tiên ngân hàng cũng đã có thêm thu nhập từ lãi tín dụng.
Cụ thể, vào thời điểm cuối năm ngoái, JP Morgan từng nói rằng ngân hàng này có thể kiếm được khoảng 74 tỷ USD thu nhập từ lãi tín dụng trong năm 2023, tuy nhiên giờ đây JP Morgan công bố sẽ kiếm được ước tính 81 tỷ USD từ danh mục này. Lợi nhuận của JP Morgan vì vậy tăng lên mức 12,6 tỷ USD, tăng 15% so với quý liền trước và 50% so với cùng kỳ năm trước. JPMorgan hiện đang có tình trạng rất ổn, thậm chỉ ổn hơn cả trước khi ngành tài chính Mỹ đón “bão”.
Tuy nhiên ở ngân hàng quy mô trung bình như PNC, tình hình lại không sáng sủa như vậy. Nhìn từ góc độ tích cực, quy mô tiền gửi của ngân hàng này vẫn ổn định, trong quý cuối cùng của năm 2022 và cuối quý 1/2023 ổn định lần lượt ở mức 435 tỷ USD và 437 tỷ USD. Tuy nhiên, tin xấu ở chỗ ngân hàng đang phải trả chi phí cao hơn để duy trì được tiền gửi như vậy.
Cuối năm 2022, khách hàng của PNC duy trì khoảng 31% tiền gửi trong các tài khoản không trả lãi suất. Tuy nhiên giờ đây, khách hàng của PNC chỉ giữ khoảng 28% tiền gửi trong những tài khoản không trả lãi, trong quý 1/2023, PNC phải trả mức lãi trung bình 1,66% cho những khoản tiền gửi này. Dù rằng sự quan tâm của khách hàng với PNC tăng lên đã giúp làm dịu bớt ảnh hưởng từ khủng hoảng ngân hàng, thu nhập từ lãi ròng của PNC vẫn giảm từ 3,7 tỷ USD xuống 3,6 tỷ USD.
Ngân hàng PNC rõ ràng đang vô cùng thận trọng, tổng danh mục tín dụng của PNC chỉ tăng trưởng 1% trong quý 1/2023, sự thận trọng này đồng nghĩa PNC dự phòng nợ xấu nhiều hơn so với quý cuối của năm ngoái. Tính chung, lợi nhuận chỉ tăng trưởng rất ít trong quý 1/2023.
Ngân hàng Western Alliance, ngân hàng quy mô nhỏ nhất trong ba ngân hàng được đề cập đến trong bài, có thể coi như một “mắt xích” yếu nhất. Ngân hàng Western Alliance mất khoảng 11% tiền gửi trong quý đầu của năm nay dù rằng kết quả công bố thông tin của ngân hàng này cho thấy tiền gửi của ngân hàng rơi xuống đáy vào ngày 20/3/2023 và rồi từ đó đến nay đã hồi phục trở lại. Tiền gửi vốn được coi như nguồn vốn chi phí thấp, việc tiền gửi suy giảm đã đẩy chi phí lãi suất tăng thêm gần 50% từ 250 triệu USD vào quý 4/2022 lên 360 triệu USD vào quý 1/2023.
Western Alliance chịu ảnh hưởng từ chi phí lãi vay tăng cao đến 10% trong quý. Lợi nhuận từ lãi ròng của ngân hàng giảm 5% so với quý liền trước. Tuy nhiên, tác động của khủng hoảng ngân hàng lên Western Alliance có thể nhìn thấy rõ nhất trong các con số lợi nhuận. Khi mà tác động từ khủng hoảng ngân hàng lớn hơn, kết quả ngân hàng Western Alliance thua lỗ đến 110 triệu USD trong quý đầu năm và dự kiến sẽ phải huy động thêm vốn để duy trì hoạt động.
Tất nhiên những con số dù không mấy tích cực trên không cho thấy dấu hiệu của một tổ chức tài chính sắp sụp đổ. Thông thường, dấu hiệu tiêu cực của một tổ chức tài chính đang gặp khó khăn trầm trọng chính là họ phải bán phần lớn tài sản dù lỗ để duy trì được hoạt động. Hoặc dấu hiệu khác sẽ là chi phí vốn của ngân hàng tăng cao đến mức thu nhập từ lợi nhuận ròng biến mất, nó cho thấy năng lực tạo lợi nhuận và đảm bảo vốn trong tương lai suy giảm. Không có dấu hiệu nào như vậy tại Western Alliance.
Dòng vốn đầu tư toàn cầu dịch chuyển ra sao sau những vụ việc gây sốc ngành ngân hàng Mỹ?
Dòng vốn vào quỹ cổ phiếu thị trường phát triển (DM) ở trạng thái rút ròng tháng thứ 2 liên tiếp (-8,5 tỷ USD), chủ yếu do dòng vốn rút ra khỏi thị trường Mỹ (-9,0 tỷ).
|
Ngành ngân hàng Mỹ ra sao sau cuộc khủng hoảng gây sốc?
Ngay cả trước khi ngành ngân hàng Mỹ chứng kiến những biến động tiêu cực trong thời gian vừa qua, các ngân hàng cũng đã đẩy một phần lãi suất cao sang khách hàng của họ.
|