Nhiều tỉnh, thành phía Nam liên tục ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao
Ngày 23/4: Việt Nam ghi nhận 10.365 ca mắc COVID-19 mới Theo báo cáo ngày 23/4, Bộ Y tế cho biết trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 10.365 ca mắc COVID-19 mới tại 59 tỉnh, thành; giảm 800 ca so với hôm qua. |
Phát hiện mới trong phòng, chống sốt xuất huyết Một phát hiện mới của các nhà khoa học có thể loại trừ khả năng lây nhiễm sốt xuất huyết từ loài muỗi vằn. |
Theo Bộ Y tế, hiện đã ghi nhận 15 ca tử vong tại các tỉnh, thành. Đáng lưu ý, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết (SXH) nặng hiện gấp 3 lần cùng kỳ 2021.
Tại Hà Nội, chuyên gia dịch tễ cảnh báo sau đợt mưa, khi có nắng lên là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh SXH tăng mạnh, là yếu tố khiến cho SXH lây lan rộng. Số mắc ghi nhận thấp, nhưng xu hướng tăng, và dự báo còn tăng trong thời gian tới. Cụ thể, kết quả giám sát tuần qua (14 - 20/5) đã ghi nhận 15 ca mắc tại nhiều quận, huyện như: Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Ba Vì, Mê Linh, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Phúc Thọ. Như vậy, số mắc đã tăng gấp hơn 2 lần so với tuần trước đó (7 ca).
Nhưng ở các tỉnh phía nam, dịch SXH căng thẳng hơn nhiều. Bác sĩ (BS) Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết trong 4 tháng đầu năm 2022, TP.HCM ghi nhận 8.481 ca mắc SXH, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2021 (6.639 ca).
Điều trị cho trẻ em tại Khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, ngày 26/5. Ảnh: Báo TNO |
Ngày 26/5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh đang bùng phát, số ca mắc có chiều hướng tăng cao. Chỉ trong 7 ngày qua, toàn tỉnh ghi nhận hơn 340 ca mắc phải nhập viện điều trị.
Phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống sốt xuất huyết tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Báo Nhân dân |
Ghi nhận trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tuần qua có 342 ca bệnh sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị, tăng gần 60% so tuần trước. Các địa phương có số ca mắc bệnh sốt xuất huyết cao là thành phố Biên Hòa; các huyện Tân Phú, Xuân Lộc, Long Thành.
Tại TP.Đà Nẵng, CDC TP.Đà Nẵng ghi nhận những tuần gần đây, số lượng bệnh nhân (BN) mắc SXH trên địa bàn có xu hướng gia tăng và xuất hiện thêm nhiều ổ bệnh nhỏ. Đến nay, TP.Đà Nẵng ghi nhận khoảng 1.400 ca SXH với khoảng 100 ổ bệnh, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ. Địa phương có số ca mắc tăng gồm: Q.Sơn Trà, Q.Liên Chiểu, H.Hòa Vang... Ngoài ra, TP.Đà Nẵng cũng ghi nhận số ca mắc tay chân miệng tăng hơn so cùng kỳ với khoảng 300 ca mắc và xuất hiện ở tất cả các quận, huyện.
Tại Thừa Thiên-Huế, theo ghi nhận của ngành y tế, từ đầu năm đến ngày 23/5 toàn tỉnh phát hiện 48 ca bệnh SXH. Trong đó, TP.Huế chiếm đến 50% (24 ca), xác định tại 22 điểm, phân bố ở 14 xã/phường, có 14 ca bệnh chưa qua 14 ngày.
Tại Quảng Nam, ông Trần Văn Kiệm, Giám đốc CDC Quảng Nam, cho biết tính đến ngày 25.5, toàn tỉnh Quảng Nam ghi nhận 641 ca SXH tại 17/18 huyện, thị xã, TP (tăng 219 ca, gấp 2,9 lần so với cùng kỳ năm 2021). CDC Quảng Nam đã phối hợp với các trung tâm y tế xác minh ca bệnh và xử lý 18 ổ dịch và không có ca tử vong. Khoa Y học nhiệt đới - Bệnh viện (BV) Đa khoa Quảng Nam ghi nhận số BN nhập viện vì SXH bắt đầu có dấu hiệu gia tăng.
Ngày 26/5/2022 tại TP.HCM, Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tổ chức lớp tập huấn công tác điều trị bệnh dịch Sốt xuất huyết Dengue (SXHD), Tay chân miệng (TCM) và hậu COVID-19 cho 32 tỉnh phía Nam, các BV trực thuộc Bộ Y tế, BV Bộ, ngành trực tiếp tại BV Nhi đồng Thành phố, TP.HCM và qua ứng dụng zoom cho 300 điểm cầu tại các tỉnh (mỗi tỉnh 10 điểm cầu). Tập huấn diễn ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng gia tăng trong vài tuần vừa qua. Mỗi tuần ghi nhận trên 4.000 trường hợp sốt xuất huyết, trên 2.000 trường hợp tay chân miệng, có một số trường hợp tử vong do sốt xuất huyết nặng và một vấn đề đang được quan tâm là khám, điều trị đối với các trường hợp hậu COVID-19. Bên cạnh đó, sau hơn 2 năm tập trung cho công tác phòng chống dịch COVID-19, nhân lực tham gia trong chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết, tay chân miệng có nhiều biến động, một số bác sĩ có kinh nghiệm đã chuyển công tác khác, một số bác sĩ, điều dưỡng mới tham gia. Do đó, lớp tập huấn hướng dẫn điều trị, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm là rất cần thiết nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng lâm sàng trong chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết, tay chân miệng, bảo đảm điều trị đúng và kịp thời, hạn chế chuyển nặng và giảm tử vong do sốt xuất huyết, TCM và khám chữa bệnh hậu COVID-19. |
TP.HCM: Ghi nhận 9 ổ dịch sốt xuất huyết, Sở Y tế khuyến cáo không chủ quan Sở Y tế TP.HCM cho biết số ca sốt xuất huyết trong tuần có xu hướng giảm, tuy nhiên nhiều ổ dịch mới cũng được ghi nhận. |
Người phụ nữ ở Singapore nhiễm cùng lúc Covid-19 và sốt xuất huyết Một bệnh nhân ở Singapore đã được chẩn đoán nhiễm cùng lúc hai căn bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và sốt xuất huyết. |