Nhiều tiềm năng xuất khẩu chè và cà phê sang thị trường Ấn Độ
Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho biết, ngày 27/4, đơn vị đã phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức Phiên tư vấn toàn thể xuất khẩu sản phẩm chè và cà phê sang thị trường Ấn Độ thông qua hình thức trực tuyến.
Tại Phiên tư vấn, ông Đỗ Duy Khánh - Bí thư thứ nhất Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, Ấn Độ là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ 3 ở Châu Á, thứ 6 trên thế giới. Trong tổng lượng cà phê được sản xuất ở Ấn Độ khoảng 70% được xuất khẩu và 30% được tiêu thụ trong nước. Kim ngạch xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang Ấn Độ năm 2020-2021 là 26,23 triệu USD; từ tháng 4/2021-tháng 2/2022 là 22,93 triệu USD.
Việt Nam là nước có vị trí số 3 xuất khẩu cà phê sang Ấn Độ. Người dân Ấn Độ rất thích cà phê Việt Nam, trong đó có cà phê pha sẵn, cà phê đóng chai. Khi vào thị trường Ấn Độ phải đảm bảo tiêu chuẩn dãn nhãn, đóng gói nhất là phải có chứng chỉ FASSAI.
Việt Nam là nước cung cấp cà phê lớn thứ 3 của Ấn Độ. |
Đối với thị trường chè, Ấn Độ là nước sản xuất chè đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc và tiêu thụ chè lớn nhất của thế giới, cũng là thị trường nhập khẩu chè, tiêu thụ chè lớn nhất thế giới xét về quy mô dân số và thói quen tiêu dùng, ăn uống, người dân dùng trà rất nhiều… Ấn Độ nhập khẩu chè từ thị trường: Nepal, Kennya, Việt Nam, Sri Lanka, Iran, Indonesia.
Năm 2020, Ấn Độ nhập khẩu chè với trị giá khoảng 67 triệu USD, trong đó 30 triệu USD nhập khẩu từ thị trường Nepal chiếm 45,7% tổng giá trị nhập khẩu; nhập khẩu từ Kenya với trị giá 19 triệu USD; nhập khẩu từ Việt Nam 4 triệu USD chiếm tỷ trọng 6,4%.
Cũng tại Phiên tư vấn, đại diện các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế, diễn giả cũng đã chia sẻ thông tin trong lĩnh vực cà phê, chè như: tầm quan trọng, canh tác, tiềm năng tiêu thụ, xuất khẩu, nhập khẩu, vấn đề tiếp cận, áp dụng quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu sản phẩm chè, cà phê sang Ấn Độ. Ngoài ra, đại biểu được đại diện cơ quan, doanh nghiệp, nhà nhập khẩu tại Ấn Độ tư vấn về một số điều cần biết về việc kinh doanh với thị trường Ấn Độ.
Thông qua Phiên tư vấn nhằm hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận những thông tin cập nhật về các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất nhập khẩu của thị trường Ấn Độ đối với sản phẩm chè, cà phê xuất khẩu tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam để từ đó áp dụng và tuân thủ.
Tư vấn, giải đáp các vấn đề doanh nghiệp quan tâm liên quan đến việc xuất, nhập khẩu với thị trường Ấn Độ như: yêu cầu đối với chất lượng và phẩm chất hàng hóa, phương thức thanh toán, cách thức vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, giải quyết các vấn đề bất cập có thể phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu. Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phục hồi sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm tiềm năng và thế mạnh sang thị trường Ấn Độ.
Algeria là thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm Việt Thị trường Algeria có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như càphê, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản nước ngọt... những sản phẩm mà nước này không sản xuất được. |
Doanh nghiệp Việt có nhiều cơ hội xuất khẩu hàng thời trang sang Châu Phi Với quy mô dân số lớn, nhu cầu tiêu dùng cao trong khi sản xuất nội khối chưa phát triển, Châu Phi được nhận định là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho hàng hóa của Việt Nam, trong đó có hàng dệt may, da giày, phụ kiện thời trang các loại... |