Nhiều nước đã thu "phí chia tay" từ lâu
Thu "phí chia tay" khi xuất ngoại: Đáng lẽ phải giảm phí cho dân! Mỗi lần xuất ngoại đóng 3-5 USD "phí chia tay"? Từ 22/4, khách quốc tế rời Singapore không phải xin dấu xuất cảnh |
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hưng đề xuất thu "phí chia tay" khi xuất cảnh khỏi Việt Nam |
Trong phiên thảo luận tại Quốc hội về dự án Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam ngày 12/6, đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hưng (nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch) đề xuất thu "phí chia tay" khi công dân xuất cảnh khỏi Việt Nam với mức khoảng 3-5 USD/người mỗi lần.
Đề xuất này đã nhận lại nhiều ý kiến trái chiều của người dân.
Thuế xuất cảnh hay còn gọi là thuế du lịch quốc tế là khoản phí được quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng với mỗi hành khách khi họ rời khỏi nước sở tại. Trên thực tế, thuế xuất cảnh không phải loại thuế quá xa lạ, đôi khi khoản phí này đã được tính trong vé máy bay nên nhiều người thường không để ý. Trên thế giới, hiện tại có gần 40 quốc gia áp dụng loại thuế này.
Phí chia tay ở Nhật Bản
Từ ngày 7/1/2019, khách du lịch đến Nhật Bản sẽ phải trả một khoản phí, không phải để nhập cảnh mà là phí để du khách xuất cảnh. Phí này có tên gọi “Thuế Sayonara”. Du khách sẽ phải trả 1000 Yên Nhật (khoảng 9,37 USD) khi rời khỏi Nhật và chi phí này được cộng dồn vào tiền vé máy bay.
Khoản thuế này không chỉ áp dụng cho khách du lịch mà còn cho cả người dân Nhật Bản, ngoại trừ những người lưu trú tại Nhật dưới 24 giờ và trẻ em dưới hai tuổi.
Thuế Sayaraara được dự kiến sẽ giúp Nhật Bản thu về 402 triệu USD trong năm 2019. Chính phủ Nhật Bản cho biết, tiền thu được sẽ được sử dụng để nâng cấp chất lượng cơ sở hạ tầng du lịch ở nước này, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Cùng với đó, sẽ nâng cấp các dịch vụ du lịch như nhận dạng khuôn mặt tại sân bay và Wifi miễn phí trên các phương tiện giao thông công cộng.
Phí chia tay ở Malaysia
Vào tháng 4/2019, Quốc hội Malaysia đã đề xuất Dự luật nhằm thu phí xuất cảnh đối với những người rời khỏi nước này bằng đường hàng không.
Thuế xuất cảnh ở Malaysia là 4,80 USD nếu đến các nước ASEAN và 9,80 USD nếu đến các nước ngoài khối ASEAN. Ảnh: Reuters |
Theo đó, từ 1/6, du khách rời khỏi Malaysia bằng đường hàng không sẽ phải trả một khoản phí 40 Ringgit (khoảng 9,80 USD) nếu đến các nước ngoài khối ASEAN và 20 Ringgit (khoảng 4,80 USD) nếu đến các nước trong khối ASEAN.
Theo trang Bernama, mức phí này được đưa ra nhằm khuyến khích du lịch nội địa Malaysia. Bernama cũng cho biết, những người cố gắng trốn phí thông qua các phương pháp như khai báo sai, hoặc thậm chí giúp người khác trốn phí, sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 1 Ringgig, hoặc chịu án lên đến 5 năm tù, hoặc cả hai hình phạt trên.
Phí chia tay ở Australia
Tại Australia, khoản phí này có tên gọi “Phí vận chuyển hành khách” (PMC).
Du khách sẽ phải trả 60 AUD (khoảng 41 USD) cho việc rời khỏi Australia đến một quốc gia khác, cho dù người đó có quay trở lại Australia hay không. PMC được ban hành từ tháng 7/1995 thay thế cho Thuế khởi hành, và được quản lý bởi Bộ Nội vụ nước này.
PMC sẽ được cộng dồn vào các khoản phụ phí trên vé máy bay. Còn đối với đường bộ và đường thuỷ, PMC sẽ được thu trực tiếp tại cửa khẩu hoặc tại điểm bán vé tàu.
Trẻ em dưới 12 tuổi, hành khách quá cảnh tại Australia hoặc thành viên phi hành đoàn hay thuỷ thủ sẽ được miễn PMC.
Australia thu phí xuất cảnh từ năm 1995 |
Phí chia tay ở Thái Lan
Thái Lan đã tiến hành thu “phí chia tay” từ 1/2/2007. Hành khách rời Thái Lan đi quốc tế sẽ phải trả 700 THB (khoảng 17 USD). Nước này đang xem xét tăng mức phí này lên 800 THB vào năm 2019.
Không chỉ đi quốc tế mới phải trả “phí chia tay”. Kể cả du khách bay nội địa Thái Lan cũng sẽ phải trả khoản phí 100 THB (khoảng 1,7 USD). Khoản này được thu kèm khi du khách mua vé máy bay.
Phía chia tay ở Đức
Chính phủ Đức đã tiến hành thu thuế đối với du khách rời Đức bằng đường hàng không từ ngày 1/1/2011.
Theo đó, du khách cũng như công dân Đức phải trả 45 Euro (khoảng 50 USD) cho các chuyến bay đường dài đến các quốc gia ở Bắc và Nam Mỹ, Châu Á và Úc; 25 Euro cho khoảng cách trung bình, như đến các nước ở Nam Âu, Bắc Phi và Trung Đông; 8 Euro cho các chuyến bay nội địa hoặc đường ngắn đến các nước châu Âu.
Vì vậy, nếu bạn đi du lịch đến Châu Âu, sẽ rẻ hơn nếu bạn lựa chọn chuyến về của hành trình không phải từ Đức. Du khách quá cảnh dưới 12 giờ (24 giờ đối với các chuyến bay đường dài) cũng không phải chịu thuế này.
Ngoài ra, nhiều quốc gia cũng áp dụng các loại phí tương tự khi người dân hoặc khách du lịch xuất cảnh khỏi nước sở tại. Như Mỹ (20 USD), Hong Kong (15 USD), Mexico (25 USD), Hàn Quốc, Anh...
Thu "phí chia tay" khi xuất ngoại: Đáng lẽ phải giảm phí cho dân! Đề xuất thu phí công dân 3-5 USD cho mỗi lần ra nước ngoài của đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hưng (đoàn Hà Nội) ... |
Mỗi lần xuất ngoại đóng 3-5 USD "phí chia tay"? Đóng góp về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam sáng 12/6, đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hưng (đoàn ... |
Từ 22/4, khách quốc tế rời Singapore không phải xin dấu xuất cảnh Quy định mới cho phép khách nước ngoài xuất cảnh nhanh và thuận tiện hơn chính thức có hiệu lực từ hôm nay (22/4). |