Nhiệt độ toàn cầu liên tiếp phá kỷ lục trong nhiều tháng qua
Nhiệt độ toàn cầu liên tiếp phá kỷ lục trong nhiều tháng qua. (Ảnh minh họa) |
Đó là nội dung trong báo cáo mới nhất của Copernicus - Cơ quan giám sát khí hậu thuộc Liên minh châu Âu (EU) vừa được công bố ngày 8/5.
Copernicus cho biết, tình trạng ấm bất thường xảy ra bất chấp hiện tượng thời tiết El Nino tiếp tục suy yếu, góp phần làm tăng nhiệt độ. Đồng thời chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu do con người gây ra đã làm trầm trọng thêm tình trạng cực đoan.
Theo Copernicus, kể từ tháng 6 năm ngoái, mỗi tháng đều là khoảng thời gian ấm nhất được ghi nhận. Một chuỗi kỷ lục về nhiệt độ toàn cầu hằng tháng tương tự đã xảy ra trước đó vào các năm 2015-2016.
Nhiệt độ trung bình trong 12 tháng qua cũng được ghi nhận ở mức cao hơn 1,6 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt mục tiêu 1,5 độ C mà Thỏa thuận Paris năm 2015 đặt ra nhằm hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Điều bất thường này không có nghĩa là mục tiêu Paris đã bị bỏ lỡ, nhưng nó báo hiệu "điều kiện nhiệt độ toàn cầu mà chúng ta hiện đang trải qua đáng quan tâm đến mức nào", nhà khí hậu học Julien Nicolas của Copernicus nói với AFP.
Nhiều vùng châu Á từ Ấn Độ tới Việt Nam hứng chịu đợt nắng nóng gay gắt trong những tuần gần đây, trong khi miền Nam Brazil hứng chịu lũ lụt chết người.
Nhà khí hậu học Julien Nicolas cho biết: “Mỗi mức độ nóng lên toàn cầu tăng thêm đều đi kèm với các hiện tượng thời tiết cực đoan, vừa dữ dội hơn, vừa có nhiều khả năng xảy ra hơn”.
Giám đốc Copernicus Carlo Buontempo cho biết: “Năng lượng dư thừa bị giữ lại trong đại dương và khí quyển do nồng độ khí nhà kính ngày càng tăng sẽ tiếp tục đẩy nhiệt độ toàn cầu lên mức kỷ lục mới”.
Anh xuất hiện đợt nắng nóng kỷ lục trên 40 độ C Lần đầu tiên trong lịch sử, Vương quốc Anh ghi nhận mức nhiệt trên 40 độ C. Đợt nắng nóng cực đoan này đang càn quét khắp đất nước, gây nguy cơ cháy rừng cao. |
Nhiệt độ trung bình của thế giới lên mức cao kỷ lục mới do biến đổi khí hậu và El Nino Trong báo cáo đánh giá các hiện tượng khí hậu cực đoan mới được công bố, các nhà khoa học khí hậu thuộc Cơ quan theo dõi Biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) cho rằng, nhiệt độ trung bình của thế giới có thể lên mức cao kỷ lục mới trong năm 2023 hoặc 2024 do biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết El Nino xuất hiện trở lại. |