Bảo vệ Amazon - “Lá phổi xanh” của trái đất
Chính phủ Anh đầu tư 15 triệu Đô la Mỹ cho chuyển dịch năng lượng xanh tại Đông Nam Á Tổ chức Đầu tư Quốc tế Anh (BII) mới đây đã đưa ra cam kết đầu tư 15 triệu Đô la Mỹ vào Quỹ Chuyển dịch Năng lượng Châu Á SUSI (SAETF), nhằm thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế sạch bền vững và chuyển dịch năng lượng xanh của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. |
Chuyên gia: "VinFast – Vì tương lai xanh" là hành trình của những kì tích “Nếu một hãng xe ra mắt được vài sản phẩm xe điện trong 6 năm đã là kinh khủng rồi nhưng VinFast còn làm được điều không tưởng hơn đó là ra mắt cả một hệ sinh thái và phát triển rộng khắp trên thế giới, thể hiện sự khác biệt to lớn về nguồn lực đầu tư, năng lực triển khai, tốc độ thực hiện”, PGS TS Lý Hùng Anh, chuyên gia trong lĩnh vực ô tô, giám khảo Hội đồng kỹ thuật ASEAN NCAP nói. |
Tái tạo 30 triệu ha rừng
Đây là lần đầu tiên sau 14 năm hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Hợp tác Amazon (ACTO) được tổ chức. Hội nghị hướng tới mục tiêu tìm cách ngăn chặn tình trạng thu hẹp diện tích Amazon - Khu rừng nhiệt đới lớn nhất hành tinh; tình trạng sụt giảm các nỗ lực bảo tồn rừng nhiệt đới được cho là vùng đệm chính chống biến đổi khí hậu này.
Rừng nhiệt đới Amazon có diện tích gần 7 triệu km2, trải dài trên lãnh thổ của 8 nước gồm Brazil, Peru, Bolivia, Ecuador, Colombia, Venezuela, Guyana và Suriname, trong đó phần lớn diện tích rừng nằm trên lãnh thổ của Brazil.
Hội nghị lần này tập trung thảo luận, xây dựng chính sách và hướng tới thống nhất mục tiêu, quan điểm trong đàm phán về hơn 130 chủ đề, từ nguồn tài chính cho phát triển bền vững đến hòa nhập bản địa. Các nội dung đàm phán chính sẽ tập trung vào chiến lược chống phá rừng, chống tội phạm có tổ chức, đề ra các dự án tái tạo khoảng 30 triệu ha rừng, phát triển bền vững cho hơn 50 triệu người với hàng trăm nhóm bản địa sinh sống.
Nhiều khu vực rừng Amazon bị tàn phá nặng nề |
Trước mối đe dọa nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng khí hậu, vốn đã gây sức nóng kỷ lục cho nhiều quốc gia Nam Mỹ, hội nghị không chỉ thể hiện sự thống nhất, mà cần tạo ra kết quả cụ thể và liên tục để đảm bảo rừng Amazon không bị đẩy đến tình trạng khô cằn và chết dần. Bộ trưởng Môi trường Brazil Marina Silva đề xuất rằng, mỗi quốc gia xây dựng một kế hoạch hành động. Các nước cùng nhau thành lập một hội đồng khoa học để cập nhật dữ liệu mới nhất, chia sẻ các phương pháp hay nhất để đạt được 3 mục tiêu: Bảo vệ rừng và các dân tộc truyền thống, chống lại sự bất bình đẳng và tăng cường dân chủ.
Bộ trưởng Môi trường Colombia Susana Muhamad cho biết chính phủ nước này hy vọng rằng hội nghị ACTO thực sự là một bước ngoặt lớn, đảo ngược tình trạng suy thoái rừng nhiệt đới Amazon. Chính phủ Colombia cũng hy vọng sự kiện trên sẽ cho thấy cần phát huy chủ nghĩa đa phương trong giải quyết vấn đề liên quan rừng Amazon. Yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến chương trình nghị sự về khí hậu toàn cầu.
Chiến lược chống phá rừng
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva khẳng định tại hội nghị thượng đỉnh lần này, các nước thành viên của ACTO sẽ thảo luận về vấn đề bảo tồn rừng và an ninh dọc khu vực biên giới giữa các nước, đồng thời đề ra các dự án tái tạo khoảng 30 triệu ha rừng.
Các quan chức Brazil cho biết, hệ thống giám sát vệ tinh trong chương trình giám sát DETER của cơ quan vũ trụ quốc gia Brazil ghi nhận 500 km2 diện tích rừng Amazon trên lãnh thổ Brazil bị tàn phá trong tháng 7 vừa qua. Đó là con số thấp nhất trong 5 năm trở lại đây và giảm hơn 66% so với con số 1.478 km2 ghi nhận trong tháng 7/2022.
Bộ trưởng Môi trường Marina Silva nhấn mạnh những con số trên cho thấy chiến dịch của Chính phủ Brazil ngăn chặn nạn phá rừng đã thu được kết quả tích cực sau nhiều năm gia tăng vấn nạn này.
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva và Bộ trưởng Môi trường Marina Silva cam kết chống nạn phá rừng Amazon |
Kể từ khi ông Lula da Silva lên nắm quyền vào đầu năm 2023, chính phủ Brazil đã trừng phạt những kẻ chiếm đoạt đất đai, huy động lực lượng bán quân sự truy quét những kẻ khai thác trái phép, phân định ranh giới nhiều đất đai hơn cho người bản địa và tạo ra nhiều khu vực bảo tồn hơn. Đích thân Tổng thống Lula Da Silva đã đi đến tận những vùng đất của người bản xứ trong rừng Amazon để tận mắt chứng kiến rừng bị tàn phá. Ông đã cam kết với các tộc trưởng người da đỏ rằng ông sẽ quyết tâm chặn đứng tình trạng này.
Chính phủ Brazil sẽ cấp khoản ngân sách trị giá 2 tỷ real (khoảng 410 triệu USD) cho hoạt động tăng cường an ninh tại khu vực Amazon, nhằm trấn áp tội phạm môi trường, buôn bán ma túy và vũ khí.
Bà Mariana Napolitano, phụ trách bảo tồn tại Văn phòng đại diện của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) ở Brazil, nhận định tình trạng phá rừng ở Amazon giảm trong tháng 7 năm nay là một dấu hiệu quan trọng cho thấy việc tăng cường các hoạt động ngăn chặn nạn phá rừng đang phát huy hiệu quả.
Khi banker xanh lá hóa thân thành nghệ sĩ: “Đẹp cả hình cả tiếng” “VPBank giàu quá, không chỉ tài chính mà còn giàu về tài năng, tinh thần. Các bạn biểu diễn không kém những nghệ sĩ chuyên nghiệp thực thụ” – Giảm khảo, nhà sản xuất âm nhạc Lưu Thiên Hương đã phải thốt lên bất ngờ khi thưởng thức các tiết mục ấn tượng trên sân khấu cuộc thi VPBank Rising Stars khu vực phía Bắc. |
Khánh Hoà phát động chương trình “Hành động xanh – vì tương lai xanh” Ngày 17/7/2023, UBND tỉnh Khánh Hoà phát động toàn dân tham gia chương trình “Hành động Xanh - Vì tương lai Xanh” nhằm thay đổi diện mạo và chất lượng môi trường sống, nâng cấp chỉ số “xanh” trên toàn tỉnh, hướng tới mục tiêu trở thành “Điểm đến Xanh” trên bản đồ du lịch thế giới. |