Nhật Bản và Trung Quốc gia tăng căng thẳng trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Trung Quốc giáp biên giới với 14 quốc gia và gây ra không ít những vụ tranh chấp lãnh thổ với nhiều nước bao gồm cả phần đảo.
Kênh CNN cho biết, những căng thẳng tại quần đảo kéo dài 1,900 km nằm ở phía Tây Nam Tokyo đã diễn ra trong rất nhiều năm, và hai quốc gia Trung Quốc và Nhật Bản không hề có ý định nhượng bộ trong những cuộc tranh giành lãnh thổ giữa hai bên.
Tokyo và Bắc Kinh cùng tranh giành chủ quyền quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, nhưng Nhật Bản đã cai quản quần đảo này từ năm 1972. (Ảnh: Wikipedia) |
Tokyo và Bắc Kinh cùng tranh giành chủ quyền quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, nhưng Nhật Bản đã cai quản quần đảo này từ năm 1972.
Vào khoảng giữa tháng Tư, Nhật Bản đã phát hiện 67 tàu công vụ của Trung Quốc xâm phạm vào vùng lãnh hải tại khu vực quần đảo tranh chấp.
Nếu Nhật Bản trả đũa những động thái gây khiêu khích từ phía Trung Quốc, những xung đột sẽ nổ ra bắt buộc Hoa Kỳ phải can thiệp giúp đỡ Tokyo theo hiệp ước phòng thủ lẫn nhau được ký kết giữa hai nước, trong trường hợp lãnh thổ của Nhật Bản bị các nước khác tấn công.
Trong thông báo từ tuần trước, lực lượng tuần duyên Nhật Bản phát hiện tàu công vụ của chính phủ Trung Quốc trong vùng lãnh hải gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã làm dấy lên lo lắng về những cuộc đụng độ xảy ra trong tương lai.
Ông Yoshihide Suga, Bộ trưởng Nội các Nhật Bản xác nhận những quyết tâm của Tokyo trong việc bảo vệ đảo Senkaku trong hội nghị tổ chức vào thứ Tư, ngày 18/6.
“Quần đảo Senkaku nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản và đã thuộc chủ quyền của chúng tôi xuyên suốt lịch sử và trong luật quốc tế. Sẽ rất nguy hiểm nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục những hành động của mình. Chúng tôi sẽ đáp trả một cách bình tĩnh và cứng rắn”, ông Suga nói.
Ngoại trưởng Trung Quốc cho biết trong một phát biểu được đăng tải bởi CNN vào Thứ Sáu, ngày 19/6, rằng: “Quần đảo Điếu Ngư là một phần của lãnh thổ Trung Quốc, và đó là quyền của đất nước chúng tôi cho phép những hoạt động tuần tra cùng thực thi pháp luật trên phần lãnh hải”.
Chính phủ Nhật Bản chính thức sáp nhập quần đảo vào lãnh thổ nước này vào năm 1895. Một nhóm những người doanh nhân xây dựng một nhà máy chế biến cá ngừ tại đây và có tất cả 200 công nhân, cũng là cư dân của quần đảo vào thời gian này, theo như Ngoại trưởng Nhật Bản cho biết.
Nhật Bản đã bán lại quần đảo cho những hậu duệ của những người định cư đầu tiên vào năm 1932, nhưng nhà máy ngưng hoạt động vào năm 1940 và hòn đảo bị bỏ hoang.
Năm 1945, hòn đảo nằm dưới sự chiếm đóng của Hoa Kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Cho tới năm 1972, Washington trao trả quần đảo cho Nhật Bản theo Hiệp ước Okinawa được ký kết bởi hai quốc gia. Cùng lúc đó, chính quyền Đài Loan và Trung Quốc cũng bắt đầu chính thức tuyên bố quyền sở hữu quần đảo.
Trong những năm gần đây, Tokyo đã xây dựng những căn cứ quân sự để bảo vệ quần đảo này. Lực lượng tự phòng vệ Nhật Bản (JSDF) triển khai tàu ngầm và bố trí chúng xung quanh vùng chính yếu của đảo, để ngăn chặn những nguy cơ đụng độ trong tương lai gần giữa hai quốc gia.
Video: Trung Quốc khoe tên lửa giữa chiến tranh thương mại JL-3 là tên lửa nhiên liệu rắn thế hệ 3, được trang bị cho tàu ngầm tên lửa hạt nhân Type 096 của Trung Quốc ... |
Trung Quốc lên tiếng ủng hộ Iran trong căng thẳng với Mỹ Ngoại trưởng, Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Vương Nghị khẳng định với Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif rằng, Bắc Kinh kiên quyết phản đối ... |
Họa sĩ nổi tiếng Trung Quốc bị tố "đạo" tranh Mới đây họa sĩ người Bỉ Christian Silvain đã lên tiếng tố cáo: Suốt 30 năm qua, Diệp Vĩnh Thanh liên tục sao chép lại ... |