Nhập siêu gần 1,9 tỷ USD trong nửa tháng, Bộ Công thương nói gì?
Ô tô nhập khẩu tiếp tục tràn về, giá xe có thể giảm thêm Điểm danh 9 mặt hàng xuất khẩu tỷ đô quý 1/2019 Từ đầu năm đến 19/3: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 100 tỷ USD |
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5/2019 (từ ngày 1/5 - 15/5) đạt 21,24 tỷ USD, tăng 0,5% (tương ứng tăng 100 triệu USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 4/2019.
Nửa đầu tháng 5/2019, cán cân thương mại thâm hụt 1,85 tỷ USD, cao nhất kể từ đầu năm. Luỹ kế từ đầu năm đến hết ngày 15/5, cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt 1,01 tỷ USD.
Về NK, tổng trị giá hàng hoá NK của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5 đạt 11,54 tỷ USD, tăng 10,7% so với kỳ 2 tháng 4. Trong đó, tổng trị giá NK của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 6,47 tỷ USD.
Luỹ kế từ đầu năm đến hết ngày 15/5, tổng trị giá hàng hoá NK của Việt Nam đạt 89,1 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, 2 nhóm hàng hoá đạt kim ngạch lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (2,22 tỷ USD) và máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (1,688 tỷ USD). Tiếp đến là vải các loại (705 triệu USD); điện thoại các loại và linh kiện (509 triệu USD); sắt thép các loại (467 triệu USD)...
Cán cân thương mại Việt Nam thâm hụt hơn 1 tỷ USD kể từ đầu năm 2019. Ảnh minh hoạ. |
Ở chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá XK của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5 đạt 9,69 tỷ USD, giảm 9,5% so với kỳ 2 tháng 4. Trong đó, tổng trị giá XK của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 6,5 tỷ USD.
Luỹ kế từ đầu năm đến hết ngày 15/5, tổng trị giá hàng hoá XK của Việt Nam đạt 88,9 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trị giá XK kỳ 1 tháng 5 cao nhất ở các mặt hàng: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 1,7 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,24 tỷ USD; hàng dệt, may USD 1,17 tỷ USD; giày dép các loại đạt 781 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 646 triệu USD...
Máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện và máy móc, thiết bị, dụng cụ là 2 nhóm hàng XK lớn nhất kể từ đầu năm với kim ngạch "chục tỷ USD". Tổng kim ngạch XK từ đầu năm của 2 mặt hàng này lần lượt đạt hơn 18 tỷ USD và 13,25 tỷ USD.
Việt Nam đã có lô xoài đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Ảnh: Thành Nhơn. |
Nhận định về tình hình nhập siêu tăng mạnh trong nửa đầu tháng 5, Bộ Công thương cho rằng cán cân thương mại của Việt Nam những tháng đầu năm nay liên tục biến động không theo quy luật và rất khó đoán định: Tháng 1 xuất siêu 815 triệu USD; tháng 2 nhập siêu 769 triệu USD; tháng 3 quay lại xuất siêu 1,627 tỷ USD. Nhưng tháng 4 cán cân thương mại lại thâm hụt 554 triệu USD và 15 ngày đầu tháng 5 nhập siêu tiếp tục được nới rộng.
Theo dự báo của Bộ Công thương, từ nay tới cuối năm, XK hàng hóa sẽ có thêm một số yếu tố tích cực. Cụ thể, XK hàng hóa đang được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc khi có thêm các đơn hàng từ phía Mỹ chuyển dịch sang. Đặc biệt, việc Mỹ giảm bớt các rào cản thương mại kỹ thuật đối với thủy sản cũng sẽ mở ra cơ hội để Việt Nam gia tăng thị phần tại thị trường này.
Chưa kể, trong tháng 4/2019, Việt Nam đã chính thức XK lô hàng xoài đầu tiên sang thị trường Mỹ với giá cao hơn khoảng 10% - 15% so với các thị trường khác. Đây được kỳ vọng sẽ là cơ hội lớn để rau quả Việt Nam mở rộng thị trường trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của ngành đang chậm lại do gặp khó khăn ở thị trường Trung Quốc.
Ngoài ra, dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào các lĩnh vực sản xuất quan trọng, đặc biệt là khu vực chế biến, chế tạo là nền tảng cho việc gia tăng sản lượng, kim ngạch hàng hóa phục vụ XK.
Bài toán nan giải về hạn chế nhập siêu Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy từ tháng 1 - 7, cả nước đã nhập siêu 2,53 tỷ USD và theo dự ... |
Việt Nam nhập siêu hơn 3 tỷ USD từ các nước ASEAN Tổng giá trị kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các 9 thành viên còn lại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam ... |
Nhập siêu 5 tháng đầu năm lên tới 2,7 tỷ USD Trong 5 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu là 23,9%, ... |