Nhà văn Jules Verne - cầu nối khoa học giả tưởng tới công chúng Việt Nam
Giao lưu trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học, Nga ngữ học Việt Nam và Liên bang Nga Ngày 18/2, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế “Những vấn đề giao lưu tiếp biến văn hóa trong bối cảnh dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ” được tổ chức bởi Phân viện Puskin trực thuộc Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trường Đại học Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Quốc gia Moscow theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. |
Năm hợp tác khoa học và kỹ thuật ASEAN-Nga 2022 chính thức khai mạc Ban Thư ký ASEAN nhấn mạnh, Năm hợp tác khoa học và kỹ thuật ASEAN - Nga 2022 sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược song phương và hợp tác trong trao đổi khoa học, công nghệ cũng như nâng cao năng lực. |
Tọa đàm về "Nhà văn Jules Verne và Khoa học Giả tưởng tại Việt Nam" |
Tọa đàm được tổ chức nhân kỷ niệm 194 năm ngày sinh đại văn hào người Pháp Jules Verne (8/2/1828 - 8/2/2022) với sự tham gia của các diễn giả: Dịch giả Đỗ Ca Sơn, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà báo Nguyễn Đức Hoàng, TS. Ngô Bích Thu, ThS. Trần Vũ Tuấn Phan và đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn.
Nhà văn Jules Verne đã có tầm nhìn đi trước thời đại về khoa học với các tác phẩm kinh điển như “Hai vạn dặm dưới biển”, “Hành trình vào tâm trái đất”, “80 ngày vòng quanh thế giới”… Jules Verne đã đề cập đến những cuộc phiêu lưu bằng máy bay, tàu ngầm hay những chuyến du hành vào vũ trụ trước khi những phương tiện này được con người phát minh trong thực tế. Theo tổ chức Index Translationum, ông là người có tác phẩm được dịch nhiều thứ ba trên thế giới, những tác phẩm của ông cũng được chuyển thể thành phim nhiều lần.
Riêng tại Việt Nam, theo dịch giả Đỗ Ca Sơn - người đã dịch tác phẩm “Hai vạn dặm dưới biển” sang tiếng Việt thì tác phẩm này đã được tái bản đến hơn 100 lần kể từ năm 1964 đến nay. Dường như năm nào Nhà xuất bản Kim Đồng cũng cho in lại tác phẩm này. Thực tế đó cho thấy, bạn đọc và công chúng Việt Nam rất yêu thích khoa học giả tưởng và vấn đề cần làm là làm sao để khoa học giả tưởng trong nước cũng phải có được nhiều tác phẩm có giá trị.
Nhà văn Jules Verne (1828 - 1905) |
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều đã chỉ ra 2 yếu tố quan trọng của khoa học giả tưởng. Đó là những mong muốn về một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai và cảnh báo trước những nguy cơ cho nhân loại. Đây cũng là thể loại văn học nghệ thuật cần được khuyến khích phát triển ở Việt Nam và bên cạnh những nghiên cứu, hội thảo chuyên đề thì cần có những cuộc thi trên phạm vi toàn quốc để có được những tác phẩm khoa học giả tưởng có giá trị cho đất nước.
Nhà báo Nguyễn Đức Hoàng – Phó Tổng thư ký Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam, cũng khẳng định thực tế là giới trẻ của đất nước đang tiến quân mạnh mẽ vào khoa học công nghệ. Tuy nhiên, việc cần khuyến khích giới trẻ là bên cạnh những sản phẩm thực tiễn thì cần chế tạo cả những “cỗ máy mơ ước” trong những trang văn học của thể loại khoa học giả tưởng.
Các đại biểu tham dự tọa đàm hy vọng, sau tọa đàm tôn vinh nhà văn Jules Verne thì khoa học giả tưởng sẽ trở thành mối quan tâm không chỉ của công chúng mà là cả với các cơ quan nghiên cứu chiến lược ở Việt Nam.
Giao lưu trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học, Nga ngữ học Việt Nam và Liên bang Nga Ngày 18/2, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế “Những vấn đề giao lưu tiếp biến văn hóa trong bối cảnh dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ” được tổ chức bởi Phân viện Puskin trực thuộc Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trường Đại học Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Quốc gia Moscow theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. |
Năm hợp tác khoa học và kỹ thuật ASEAN-Nga 2022 chính thức khai mạc Ban Thư ký ASEAN nhấn mạnh, Năm hợp tác khoa học và kỹ thuật ASEAN - Nga 2022 sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược song phương và hợp tác trong trao đổi khoa học, công nghệ cũng như nâng cao năng lực. |
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chăm sóc, bảo vệ tốt nhất trẻ em không chỉ vì tương lai đất nước Dự lễ công bố chương trình sức khỏe học đường quy mô lớn nhất từ trước đến nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chăm sóc, bảo vệ tốt nhất trẻ em không chỉ vì tương lai của đất nước mà còn hơn thế nữa. "Ấm no, hạnh phúc của mỗi trẻ em, của mỗi người dân là mục đích tự thân, mục đích cuối cùng trong sự nghiệp của chúng ta". |