Người uy tín - cánh tay nối dài nơi vùng cao biên giới
Chăm lo người dân có hoàn cảnh khó khăn vùng biên giới Việt Nam – Campuchia Nhiều chương trình thiết thực nhằm chăm lo cán bộ, chiến sĩ và người dân có hoàn cảnh khó khăn vùng biên giới Việt Nam – Campuchia. |
Tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vùng biên giới Đắk Lắk, An Giang Ngày 31/5, tại Trường Tiểu học Thị trấn Ea Súp (huyện Ea Súp, Đắk Lắk), Đồn Biên phòng Yok M’re phối hợp với Tỉnh đoàn Đắk Lắk trao tặng 3 chiếc xe đạp, trị giá mỗi chiếc xe 1,6 triệu đồng cho 3 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đạt thành tích cao trong học tập. |
Những người "nói dân tin, bảo dân nghe" nơi vùng cao biên giới
"Nhận chức" người có uy tín được hơn 16 năm nhưng ông Lục Xuân Thành ở thôn Bó Lách, xã Quyết Tiến (Quản Bạ, Hà Giang) vẫn chưa có cơ hội được "về hưu" bởi dân bản vẫn tin tưởng và yêu mến ông lắm.
Là người dân tộc Nùng nhưng ông Thành lại có thể nói thành thạo được nhiều thứ tiếng của các dân tộc khác như Mông, Bố Y, Dao, Tày, Hán. Cũng nhờ đó mà ông được xem như "trọng tài" hay người hoà giải của người dân trong thôn dù là chuyện lớn hay nhỏ.
Ông Lục Xuân Thành vận động người dân trong bản thực hiện các biện pháp phòng chống dịch và tuân thủ pháp luật. Ảnh: Báo Lao động |
Đợt cao điểm phòng chống dịch bệnh COVID-19 vào cuối năm 2021, khi ấy cả xã Quyết Tiến bị phong toả, trai tráng trong thôn không đi làm được nên lại tụ tập uống rượu. Nguy cơ lây lan dịch bệnh cũng tăng lên, cán bộ đến vận động, tuyên truyền nhiều người không nghe.
Ông Hoàng Văn Chính - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 833 người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đây được xem là những hạt nhân quan trọng trong tuyên truyền chính sách pháp luật của Nhà nước và xây dựng đời sống văn hoá đến với đồng bào.
Cũng theo ông Chính, địa phương luôn định hướng nhiệm vụ, nội dung hoạt động, đảo đảm đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người có uy tín theo quy định để đội ngũ này tiếp tục phát huy vai trò, tiếng nói của mình đối với cộng đồng.
Quan tâm đến người có uy tín
Là tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Kạn hiện có 35 dân tộc cùng sinh sống, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa... Đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 88% dân số của tỉnh, sinh sống chủ yếu ở 7 huyện miền núi, vùng cao.
Toàn tỉnh Bắc Kạn hiện có hơn 1.300 người có uy tín, phần lớn là các già làng, trưởng thôn, bản, cán bộ nghỉ hưu, người làm kinh tế giỏi. Đội ngũ người có uy tín không chỉ là những người gương mẫu thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà còn là “cầu nối” giữa chính quyền với nhân dân để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Trong năm qua, chính sách đối với người có uy tín luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Bắc Kạn quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ. Qua đó giúp tỷ lệ các thôn, tổ dân phố bầu được người có uy tín đạt hơn 98%. Cùng với đó, các cơ quan, ban, ngành tỉnh Bắc Kạn cũng đã thực hiện các chính sách như thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, thăm hỏi khi ốm đau, hỗ trợ gia đình người có uy tín gặp khó khăn do hậu quả thiên tai; cấp Báo Bắc Kạn, Báo Dân tộc và Phát triển; tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức, hội nghị cung cấp thông tin và đưa người có uy tín đi tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh, kịp thời biểu dương, khen thưởng... với tổng kinh phí gần 14 tỷ đồng.
Chăm lo người dân có hoàn cảnh khó khăn vùng biên giới Việt Nam – Campuchia Nhiều chương trình thiết thực nhằm chăm lo cán bộ, chiến sĩ và người dân có hoàn cảnh khó khăn vùng biên giới Việt Nam – Campuchia. |
Phát huy mạnh mẽ kinh nghiệm, trí tuệ, uy tín người cao tuổi Việt Nam Ngày 4/6, Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 81 năm Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam, Ngày Người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941 - 6/6/2022). |