Người phụ nữ Thụy Sỹ và sứ mệnh chắp cánh cho những người kém may mắn
Hơn 8000 suất học bổng chấp cánh ước mơ cho nữ sinh hiếu học
Chương trình học bổng "Nữ sinh hiếu học, vượt khó" của báo Phụ Nữ TP HCM đã tròn 30 tuổi. Rất nhiều thế hệ nữ sinh đã thụ hưởng học bổng, trưởng thành. Cũng 30 năm đó, hàng ngàn gia đình được góp phần san sẻ gánh nặng.
|
Đại sứ María Jesús Figa López-Palop - người đóng góp thiết thực cho bình đẳng giới và tăng quyền phụ nữ ở Việt Nam
Sáng ngày 23/7, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tổ chức Lễ trao Kỷ niệm chương “Vì hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho bà María Jesús Figa López-Palop, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Tây Ban Nha tại Việt Nam nhân dịp bà kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
|
Tuổi đôi mươi, họa sỹ Aline Rebeaud rời quê hương Genève (Thụy Sỹ) để chu du khắp thế giới. Năm 1993, cô đến Việt Nam. Từ đó, cuộc đời cô đã hoàn toàn thay đổi.
Từ một nghệ sỹ với tâm hồn lãng mạn, cô đã trở thành “mẹ” của hàng trăm em nhỏ mồ côi, khuyết tật. Gần 30 năm nay, dưới mái ấm của Nhà May Mắn (Maison Chance) do Aline Rebeaud thành lập, họ đã cùng nâng đỡ nhau để sống một cuộc đời thật ý nghĩa.
Cô "Tây" bán tranh, lo cho những mảnh đời éo le Việt
Gần 30 năm trước, Aline Rebeaud đến Sài Gòn để tìm cảm hứng hội họa. Cô tình cờ gặp một cậu bé khoảng 10 tuổi, nước da ngăm đen, ngồi bên đống rác với ánh mắt buồn bã. “Cô Tây” dắt cậu bé đi ăn một tô mì, mua quần áo, khám sức khỏe. Từ đó cô bắt đầu tìm hiểu về các trung tâm nuôi trẻ em mồ côi.
Tình cờ, Aline Rebeaud tìm đến một trung tâm đang chăm sóc hơn 1.500 bệnh nhân và gặp một đứa trẻ mắc bệnh tim rất nặng tên là Trần Văn Thành. Cậu bé đang cận kề cái chết mà trung tâm thì không có khả năng chữa trị. Cô khẩn khoản đề nghị ban giám đốc trung tâm cho phép mình đưa Thành đến bệnh viện.
Mẹ Tim và những đứa con của mình. (Ảnh: NVCC)
Khi ấy, Bệnh viện Tim mạch Nguyễn Tri Phương (nay là Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hồ Chí Minh) nhận chữa cho cậu bé với điều kiện Aline phải ở lại trông nom vì cậu bé không có người thân.
Hơn 3 tháng sau, sức khỏe của Thành ổn định và có thể xuất viện. Khi tiễn họ ra về, bác sỹ điều trị cho Thành chỉ lên tấm bảng hiệu bệnh viện và đặt cho Aline Rebeaud một cái tên mới là Tim. Cái tên mang ý nghĩa gợi nhớ kỳ tích trong cuộc đời Thành và trái tim nhân hậu của Aline Rebeaud.
Dần dần, Tim đón thêm nhiều em nhỏ cùng hoàn cảnh như Thành, không có cha mẹ, phải mưu sinh ở ngoài đường. Sau này, cô tiếp nhận cả những người bị tai nạn lao động, có hoàn cảnh khó khăn.
Tim thuê một căn nhà ở khu Bình Hưng Hòa. Ngày ngày, người phụ nữ ấy đạp xe qua những ngôi mộ nhấp nhô để đi vào trung tâm thành phố lo thủ tục giấy tờ, mua nhu yếu phẩm, bán tranh..., vun đắp cho gia đình đặc biệt của mình.
Ban đầu Tim dùng tiền bán tranh để lo cho mọi người, nhưng sau những ngày mưa gió, mấy chục người co ro trong nếp nhà dột nát, chị nghĩ đến một kế hoạch lớn hơn.
“Tôi cho rằng làm từ thiện không có nghĩa là mình sẽ nuôi sống những người khác cả đời. Nếu bạn cho người đói một con cá, họ sẽ ăn trong một ngày. Nếu bạn chỉ cho họ cách câu cá, họ sẽ có ăn mãi mãi. Tim muốn những người bất hạnh có thêm niềm tin và cảm thấy hạnh phúc bằng cách làm việc, tự nuôi sống bản thân,” Tim chia sẻ.
Năm 1996, Tim trở về châu Âu để thành lập Hội Nhà May Mắn ở Thụy Sỹ. Sau đó về Việt Nam để hợp thức hóa công việc mình đang làm với Nhà nước. Đến năm 1998, Nhà May Mắn trở thành một tổ chức từ thiện phi chính phủ có giấy phép hoạt động tại Việt Nam cùng Thụy Sỹ, Bỉ, Pháp, Mỹ, Canada...
Mẹ Tim đã giúp những đứa con tật nguyền trở thành người có ích cho xã hội. (Ảnh: NVCC)
Từ một mái ấm cho những mảnh đời thiếu may mắn, Tim nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương và những nhà hảo tâm trên khắp thế giới. Chị bắt đầu những dự án mới: Trung tâm Chắp Cánh (2005), nơi giáo dục và đào tạo nghề cho người khuyết tật; Làng May Mắn (2010) với những căn hộ thiết kế đặc biệt cho người di chuyển bằng xe lăn và Nhà May Mắn ở Đắk Nông để (2019), nơi nuôi dưỡng người khuyết tật lớn tuổi và trẻ em dân tộc nghèo.
Với những đóng góp của mình, chị đã được cấp quốc tịch Việt Nam với tên đầy đủ là Hoàng Nữ Ngọc Tim. Năm 2011, chị được nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng. Ngoài ra, chị còn nhận được nhiều bằng khen trong nước và quốc tế.
Lan tỏa cảm hứng sống
Bình Hưng Hòa được nhiều người xem là vùng đất dữ, dân cư thưa thớt, gần nghĩa trang u ám nhưng chính nơi đây, Nhà May Mắn hình thành và giúp hàng ngàn người thay đổi số phận. Họ được học chữ, học nghề và hòa nhập xã hội. Trong số đó có cậu bé Đinh Công Duy, sinh năm 1985. Sau một trận sốt lúc 5 tuổi, Duy bị liệt tứ chi. Năm 1999, Duy được đến với Nhà May Mắn.
“Mẹ Tim như bao người mẹ bình thường khác, ân cần chăm sóc con cái, khoan dung với chúng tôi, la rầy những lúc chúng tôi bướng bỉnh, quan trọng nhất là mẹ luôn động viên và truyền cho chúng tôi một thái độ sống tích cực,” Công Duy xúc động chia sẻ.
Mẹ Tim và Công Duy. (Ảnh: NVCC)
Anh cho hay mẹ Tim không đặt ra những yêu cầu lớn lao cho các con mà chỉ trang bị cho các con những kiến thức cần thiết, làm hành trang để trưởng thành.
“Chẳng hạn như khi mẹ Tim dạy tiếng Pháp cho tôi, chắc mẹ cũng không nghĩ tới sau này tôi có thể trở thành người phiên dịch cho những tình nguyện viên nước ngoài và có thể cùng mẹ sang châu Âu để vận động, gây quỹ cho Nhà May Mắn,” Duy nói.
Ngồi trên xe lăn với những ngón tay co quắp, Duy cũng đã trải qua những tháng ngày khó khăn, vất vả không kém gì những ngày mẹ Tim bắt đầu gây dựng Nhà May Mắn.
Những ngón tay dường như không tuân theo sự điều khiển của trí não, khiến những con chữ trên màn hình máy tính cứ dính vào nhau, không thành từ, thành câu.
Sau bao mồ hôi cùng với nước mắt, Duy cũng thành thạo Word, Excel, Photoshop… rồi nhiếp ảnh, dựng phim.
Trò chuyện với phóng viên VietnamPlus, chị Tim tự hào khi nhắc đến Công Duy: “Tôi rất vui khi Duy trưởng thành, có thể phụ trách website của Nhà May Mắn, trở thành một cộng sự quý báu của tôi. Tôi càng hạnh phúc hơn khi con kết hôn, có một mái ấm riêng của mình,” chị xúc động.
Khi được hỏi về gia đình riêng, Tim chỉ cười và nói gia đình chị ở đây, ở Nhà May Mắn, chị có nhiều anh em, con cháu, như vậy là đủ rồi.
Chứng kiến mẹ Tim tận tay chăm sóc mình cũng như những người tàn tật khác, từ việc lau rửa vệ sinh đến bảo ban học hành, Công Duy xúc động và nguyện tiếp nối công việc của mẹ.
Tim (Aline Rebeaud) ra mắt cuốn tự truyện của mình năm 2017. (Ảnh: NVCC)
“Vợ tôi cũng làm việc ở Nhà May Mắn. Nhìn lại những gì mình đã có, tôi thấy tự hào vì mình có việc làm, có gia đình, vậy là may mắn hơn nhiều người ở cùng hoàn cảnh,” Duy chia sẻ.
Dịch COVID-19 khiến Nhà May Mắn gặp không ít khó khăn bởi mẹ Tim không thể ra nước ngoài vận động gây quỹ, những sản phẩm do người khuyết tật làm ra cũng khó tiêu thụ hơn.
Chị bày tỏ lo lắng khi dịch bệnh có thể khiến nhiều người lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Ngay khi COVID-19 qua đi, rất có thể thành phố sẽ có thêm nhiều mảnh đời lang thang, cơ nhỡ.
Do đó, Tim đang bắt đầu chuyển hướng gây quỹ online và bán các sản phẩm online để tiếp tục vận hành Nhà May Mắn. Dù đứng trước khó khăn nhưng với năng lượng tích cực và nghị lực phi thường, Tim và những thành viên của Nhà May Mắn hẳn sẽ vượt qua để viết tiếp câu chuyện cổ tích đẹp đẽ mà chị đã bắt đầu cách đây gần 30 năm.
Phản cảm cảnh 2 người phụ nữ dừng xe máy giữa đường để 'buôn chuyện'
Ngán ngẩm hai phụ nữ thản nhiên dừng xe máy giữa đường để "buôn chuyện".
|
Người phụ nữ 'da cam' dệt ước mơ cho những nạn nhân khác
Chiến tranh đã đi xa nhưng những hậu quả để lại sẽ vẫn mãi hiện hữu. Những vết thương do chất độc da cam/dioxin vẫn đang ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ của rất nhiều người dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong số đó vẫn nhiều người đã tự mình vượt lên số phận và trở thành chỗ dựa cho những nạn nhân da cam khác.
|
Bà Naomi Kitahara - Người thúc đẩy quyền bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam
Trong những năm qua, bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam đã cùng UNFPA triển khai nhiều dự án hỗ trợ bảo vệ sức khỏe, thúc đẩy quyền bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em Việt Nam.
|