Người đàn ông 10 năm nhặt rác ở đáy biển Đà Nẵng
Khám phá tàu khủng 3.000 tấn của Nhật Bản vừa ghé thăm Đà Nẵng Địa điểm làm căn cước công dân tại Đà Nẵng Xe buýt kiểu cổ được đưa vào hoạt động ở phố cổ Hội An |
Đáy biển ở Đà Nẵng rất nhiều rác |
Đà Nẵng là thành phố của những bãi biển đẹp được nhiều du khách trong nước và quốc tế thường xuyên ghé thăm, nghỉ dưỡng. Bên cạnh việc nghỉ ngơi, nhiều du khách thiếu ý thức đã xả ra bừa bãi ở bờ biển, đặc biệt là rác thải nhựa và các loại vỏ chai, vỏ lon ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của những sinh vật biển, cũng như cảnh quan của biển. Ở tầng giữa, có nhiều rác trôi lơ lửng, người dân xuống biển tắm có thể nhìn rất rõ tình trạng rác trôi lập lờ. Rác nặng thì chìm, rác nhẹ theo sóng, gió tấp vào trong bờ.
Nỗi buồn của biển đầy rác khiến anh Đào Đặng Công Trung (40 tuổi), một người dân yêu biển đảo Đà Nẵng đau đáu bao năm qua.
Anh Đào Đặng Công Trung và nỗi trăn trở về những vùng biển sạch rác |
Yêu biển, và nỗi ám ảnh rác thải trong lòng đại dương đã đưa người đàn ông ấy đến với một công việc đặc biệt: Đi nhặt rác ở đáy biển. Anh Trung cùng những người bạn của mình thuộc vùng biển này như trong lòng bàn tay, nơi có những rạn san hô sống, những luồng di chuyển của cá. Vì yêu biển nên hơn ai hết họ không thể chịu đựng được hình ảnh rác thải bủa vây san hô, rùa biển và nhiều sinh vật biển khác. Thế nên hơn 10 năm qua, anh cũng không khỏi chạnh lòng trước ý thức kém của những người xả rác bữa bãi.
Lặn biển nhặt rác là công việc khó |
Trò chuyện với chúng tôi, anh Trung tâm sự: “Biển của mình sạch đẹp là thế, cá tôm nhiều là thế mà sao nhiều người vô ý thức cứ bỏ rác xuống biển. Rất nhiều lần khi mình đi và thấy, mình cũng chạnh lòng sao con người lại thiếu ý thức như vậy. Nhưng thôi thì cứ làm, cứ vui đi, lan tỏa đi rồi sau đó sẽ có nhiều người hưởng ứng!”.
Những rạn san hô sạch rác là nỗi niềm của anh Trung |
Mỗi ngày, sau những công việc bận rộn mưu sinh lo cho gia đình, anh Trung lại dành ra 2 tiếng đồng hồ để làm sạch môi trường. Hết nhặt rác trên rừng, những điểm đến quen thuộc như Bãi Rạng, Bãi Đá, Ghềnh Bàng, Nam Ô, dưới chân đèo Hải Vân, Hòn Chải…, anh lại lặn xuống biển nhặt nhạnh những chai lọ, những rác thải chìm dưới đáy biển mang lên bờ.
Công việc này vừa cần đam mê, vừa cần sức khỏe |
Mỗi lần lặn xuống biển nhặt rác, anh Trung gom được hàng chục kg rác. Còn trên rừng, anh bảo không thể thống kê hết được, bởi ý thức nhiều người rất đáng báo động.
Hơn 10 năm làm công việc không giống ai này, anh Trung cũng đã trải qua nhiều lần gặp nguy hiểm. Nhưng vì niềm yêu thích với biển cả, anh vẫn chấp nhận và càng ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn.
Anh Trung tâm sự, so với việc lặn xuống độ sâu từ 3-12 mét dưới đáy biển khá nguy hiểm và đòi hỏi kỹ năng bơi lặn cũng như khả năng điều áp, thì việc nhặt rác dưới biển mỗi ngày 2 tiếng cũng cần nhiều kỹ thuật, cũng như sức khỏe đảm bảo.
Anh Trung trong những lần lặn biển nhặt rác dưới đáy biển |
Anh Trung cho biết lấy rác dưới nước đòi hỏi nhiều kỹ năng chứ không chỉ bơi lặn giỏi, đặc biệt phải biết thích nghi với việc thay đổi áp suất. Với người lặn giỏi, quen việc thì trung bình mỗi hơi thở sẽ lặn được chừng 1,5 phút. Trong khoảng thời gian đó, người lặn sẽ khoanh vùng vị trí họ tiếp cận và lượng rác cần xử lý.
Tùy theo độ sâu mà người lặn có thể lặn một hơi, tầm 5 - 7 m nước chỉ cố để nhặt 2 - 3 vỏ lon. Nếu gặp nơi nhiều rác quá mà cứ gắng nhặt từng cái và không lường được con nước để trồi lên, thì rất nguy hiểm. Ngoài hơi thở, người lặn còn phải đặc biệt lưu ý di chuyển của chân vịt, bởi nếu vướng lưới khi gần hết hơi thì rủi ro khôn lường.
Rác dưới đáy biển được đưa lên bờ |
Khác với trên bờ, rác dưới đáy biển không chịu đứng yên. Chúng cứ trườn theo con nước. Người lặn buộc phải có sức khỏe tốt, kỹ năng thuần thục, hơi lặn dài, chịu được áp lực nước. Ngược lại sẽ bị tổn thương não, có thể gây ngất hoặc ngưng thở.
Việc quan trọng nhất là phải hiểu rõ khu vực cần lặn để nhặt rác như lòng bàn tay, từ vị trí các vỉa đá nhô ra biển cho đến các rạn san hô sống, những luồng nước, luồng cá... Đặc biệt, dù giỏi bơi lặn đến đâu và có phương tiện hỗ trợ cũng không chủ quan khi lặn, bởi việc ưu tiên hàng đầu vẫn là an toàn cho mình trước khi làm được việc gì đó, anh Trung nhắc nhở.
Không chỉ làm sạch đáy biển, anh Trung cùng những người bạn còn nhặt rác trên các bãi biển Đà Nẵng |
“Có lần tôi mải đuổi theo những chiếc vỏ lon, cứ cố tận dụng thời gian để lấy cho được từng cái vì mỗi lần xuống và lên đều khó. Ham rướn mình theo rác, đôi khi tự mình đẩy mình vào những tình huống khó. Có khi lên còn cách mặt nước chưa được một mét thì đã đuối hơi”, anh Trung kể lại một lần lặn nhớ đời của mình. Đây cũng là lời cảnh báo về nguy cơ “ham rác”, “say rác” mà những người mới lặn, mới tham gia dễ vướng phải.
Việc làm của anh Trung không chỉ giúp những bãi biển Đà Nẵng sạch đẹp hơn mà còn giúp lan tỏa tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường đến những du khách đi cùng anh và mọi người xung quanh. Đây là công việc có ý nghĩa, hạn chế ô nhiễm môi trường và tuyên truyền đến người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sẽ giúp các loài thủy sinh phát triển tốt.
"Biên giới trong lòng dân" nơi cực Tây Tổ quốc Đồn Biên phòng Leng Su Sìn (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên) quản lý địa bàn 2 xã biên giới và ... |
Sức mạnh tàu Cảnh sát biển 8020 lớn nhất Việt Nam được Mỹ trao tặng CSB 8020 là tàu cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam, có tải trọng 3.250 tấn, thuộc lớp Hamilton và là tàu chiến được Mỹ ... |
Đảo Lý Sơn lọt top 10 bãi biển đẹp nhất Việt Nam do Forbes bình chọn Forbes bình chọn 10 bãi biển đẹp nhất Việt Nam, đảo Lý Sơn lọt danh sách cùng những địa điểm nổi tiếng được thế giới ... |