Người dân Châu Á đón Tết Tân Sửu 2021 trong trầm lắng vì dịch COVID-19
Ảnh: AFP, Reuters, AP, CNN 12/02/2021 18:34 | Quốc tế


Hàng năm, mỗi khi Tết đến, một số nước châu Á sẽ tổ chức các chương trình đón Giao thừa hoành tráng với màn bắn pháo hoa sặc sỡ sắc màu. Tuy nhiên, trong năm mới 2021, vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 mà không khí đón Giao thừa năm nay có phần trầm lắng hơn.
Nhiều nước hủy các chương trình đón Giao thừa, người dân cũng hạn chế đổ ra đường và tại nơi đền chùa linh thiêng, mọi người cũng giữ khoảng cách nhất định để đảm bảo an toàn. Mặc dù vậy, ai ai cũng mong khi bước sang năm mới, dịch bệnh sẽ bị đẩy lùi, nền kinh tế được phục hồi và cuộc sống thường nhật sẽ trở lại như trước đây.
![]() |
|
Người đàn ông thắp hương cầu nguyện trước đêm giao thừa Tết nguyên đán năm Tân Sửu tại ngôi đền Boen San Bio ở Tangerang, thủ đô Jakarta, Indonesia.
Châu Á năm nay đón năm mới âm lịch trong bối cảnh nhiều nước đang trải qua đợt bùng phát Covid-19 mới, dẫn tới các biện pháp hạn chế nhằm ngăn đà lây nhiễm dịch bệnh. Khẩu trang là vật không thể thiếu với tất cả người dân, trái ngược với hình ảnh cách đây một năm.
![]() |
Người dân đeo khẩu trang xếp hàng vào một ngôi chùa ở thành phố Đài Bắc, Đài Loan, trong lúc bắn pháo hoa đêm giao thừa.
![]() |
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và các quan chức trong chính quyền theo dõi một buổi biểu diễn chào mừng năm mới Tân Sửu trong một bức ảnh do truyền thông nước này đăng tải ngày 12/2.
Triều Tiên là một trong nhữn quốc gia đầu tiên trên thế giới đóng cửa biên giới khi tin tức về Covid-19 bùng lên ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Bình Nhưỡng không xác nhận ca Covid-19 nào, nhưng nhiều câu hỏi đặt ra quanh việc làm thế nào mà một căn bệnh truyền nhiễm khiến hơn 108 triệu người trên thế giới lây nhiễm và gần 2,4 triệu người chết lại không thể xâm nhập Triều Tiên.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 10/2 công bố báo cáo dữ liệu hàng tuần cho thấy hơn 3,1 triệu ca Covid-19 được báo cáo trên khắp thế giới tuần trước. Đây là mức giảm 17% so với tuần trước và là mức thấp nhất toàn cầu kể từ tuần 26/10/2020.
Hàn Quốc hiện ghi nhận hơn 82.000 ca nhiễm và gần 1.500 ca tử vong.
![]() |
Một gia đình chụp hình trước đèn lồng mô tả trang phục múa lân truyền thống trong Lễ hội Sông Hồng Bảo của Singapore.
![]() |
Người phụ nữ đeo khẩu trang chụp ảnh đèn lồng đỏ được treo cao trên một con đường ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 11/2.
Năm nay, hơn 100 triệu lao động Trung Quốc bỏ truyền thống về quê ăn Tết, ở lại thành phố lớn và trung tâm sản xuất do đại dịch Covid-19. Chính quyền Trung Quốc kêu gọi người dân tránh những chuyến đi "không cần thiết" trong dịp Tết để ngăn ngừa lây nhiễm virus.
![]() |
Một hành khách ngồi trên băng ghế chờ tại nhà ga ở Bắc Kinh ngày 11/2. Vì đại dịch, cuộc "xuân vận" năm nay ở Trung Quốc đã bị giảm quy mô đáng kể.
![]() |
Sân bay quốc tế Vũ Hán vắng lặng ngày 11/2 (tức 30 Tết)
![]() |
Nhiều người Trung Quốc đón Tết với người thân qua video trực tuyến.
![]() |
Người dân thủ đô Bangkok, Thái Lan, đến thắp nến ở chùa Wat Mongkol Samakhom trước giao thừa.
![]() |
Một người dân Indonesia đi lễ chùa đêm Giao thừa cho biết: "Sau khi làm lễ xong chúng tôi được yêu cầu rời khỏi chùa và trở về nhà ngay lập tức. Tại chùa cũng không có nơi tiếp đón khách như thường thấy".
![]() |
Tại một ngôi chùa ở Thái Lan, mọi người xếp hàng thắp hương đầu năm để đảm bảo khoảng cách giữa đại dịch Covid-19.
![]() |
Rực rỡ đèn lồng nhiều sắc màu đón Tết Nguyên đán tại trung tâm thương mại ở Marina Bay, Singapore ngày 8/2/2021. (Nguồn: THX/TTXVN)



Đáng chú ý
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ"


Tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp cho ngư dân ra khơi đầu năm

Việt Nam tham dự Hội nghị quốc tế lần thứ 5 "Vì sự cân bằng thế giới"
Bài viết mới
Cuba kỷ niệm 170 năm ngày sinh Anh hùng dân tộc Jose Marti

Những nữ tỷ phú giàu nhất thế giới năm 2022

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

Dù có nguồn gốc ở phương Tây nhưng giờ đây, Lễ hội Halloween đã trở thành một sự kiện được chào đón ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.