Trang chủ Văn hóa - Du lịch Điểm đến
06:04 | 31/01/2022 GMT+7

Tết Nguyên đán ở một số nước Châu Á có gì đặc sắc?

aa
Tết Nguyên Đán - Tết Âm lịch là dịp lễ lớn và là nét văn hóa truyền thống lâu đời không thể thiếu của rất nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc...
Singapore: Không khí đón năm mới nhộn nhịp ngập tràn trên những con phố trung tâm Singapore: Không khí đón năm mới nhộn nhịp ngập tràn trên những con phố trung tâm
Bạn bè quốc tế ở Việt Nam thích thú trải nghiệm Tết cổ truyền Nam bộ Bạn bè quốc tế ở Việt Nam thích thú trải nghiệm Tết cổ truyền Nam bộ
Tết Nguyên đán ở một số nước Châu Á có gì đặc sắc?

Tết Nguyên Đán ở một số nước Châu Á có gì đặc sắc?

Trung Quốc: Tết Nguyên Đán ngập tràn sắc đỏ

Với người dân Trung Quốc, Tết cổ truyền là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Vào dịp năm mới, người dân nước này thường trang trí nhà cửa bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ, dán giấy đỏ và đốt pháo, với hy vọng một năm mới an lành. Vì vậy, Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên đán luôn ngập tràn sắc đỏ.

Vào dịp Tết, người dân Trung Quốc có thói quen quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên. Mỗi năm, trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm. Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh, trong đó đáng chú ý có bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi.

Hàn Quốc: Mâm cỗ cúng giao thừa được chuẩn bị công phu

Người Hàn Quốc coi Tết Âm lịch hay còn gọi là Seollal - ngày xua đuổi các linh hồn xấu xa, những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành, là ngày lễ lớn nhất trong năm. Khi năm cũ qua đi và năm mới tới, mọi người trong gia đình quây quần bên nhau và thực hiện những nghi lễ truyền thống.

Nghi lễ đầu tiên của ngày Tết, gọi là Charye, diễn ra tại nơi thờ cúng của gia đình. Các thành viên trong gia đình bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính tổ tiên.

Tiếp sau đó là nghi lễ Sebae. Những người trẻ trong gia đình tới bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi và sau đó lại được nhận tiền mừng tuổi từ cha mẹ, ông bà.

Tết Nguyên đán ở một số nước Châu Á có gì đặc sắc?
Mâm cỗ cúng ngày đầu năm mới được người Hàn Quốc chuẩn bị công phu.

Đặc biệt, sẽ là thiếu sót khi không nhắc đến văn hóa ẩm thực trong ngày tết của người Hàn Quốc. Đồ ăn để cúng được các gia đình chuẩn bị từ trước Tết và phải được hoàn tất vào đêm giao thừa. Người Hàn Quốc có quy định cụ thể về mâm cỗ cúng ngày đầu năm. Theo phong tục, mâm lễ phải chia làm 5 hàng, với khoảng hơn 20 món ăn gồm có canh bánh gạo nếp Tteokguk, rượu, bánh Tteok truyền thống, cá, nhiều loại bánh rau chiên, hoa quả. Những lễ này được đặt dưới bài vị tổ tiên, theo thứ tự từ trên xuống dưới.

Trong 3 ngày Tết, người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống Hanbok, tổ chức nhiều hoạt động chào mừng như nhảy múa, ca hát và chơi các trò chơi dân gian. Vào ngày Tết, trước cửa nhà của người Hàn Quốc còn có một cái xẻng bằng rơm (gọi là Bok-jo-ri) với ý nghĩa hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lộc quanh năm.

Triều Tiên: Nhiều nghi lễ đặc biệt tưởng nhớ tổ tiên

Tết năm mới ở Triều Tiên được gọi là Seol. Trong dịp Tết, người dân Triều Tiên thường đến nhà họ hàng, thầy cô, bạn bè hoặc đến đặt hoa và chụp ảnh ở tượng đài cố Chủ tịch Kim Nhật Thành. Nếu người Hàn Quốc thích ăn bánh gạo tokbokki trong ngày đầu năm mới thì người dân Triều Tiên lại thích ăn bánh songpyeon - một loại bánh gạo nặn theo hình trăng lưỡi liềm thể hiện quan niệm sống "Trăng khuyết rồi trăng lại tròn" như cuộc đời vẫn đổi thay, xoay vần của họ.

Tuy nhiên, cũng giống như những nước châu Á khác, trong những ngày đầu năm mới, người dân Triều Tiên cũng có những nghi lễ đặc biệt để tưởng nhớ tổ tiên của mình. Sau nghi lễ chúc phúc năm mới, trẻ con ùa ra đường chơi cùng nhau, bé trai chơi thả diều và chơi quay; các bé gái thì chơi bập bênh hoặc nhảy dây. Còn ở trong nhà, người lớn sẽ chơi bài hoặc các trò chơi cổ truyền của người Triều Tiên. Tết năm mới ở Triều Tiên là thời gian để mọi người sum họp quây quần bên gia đình.

Singapore: Sôi động với Lễ hội Đường phố Chingay

Cùng ăn Tết Nguyên đán giống như ở Việt Nam, tại Singapore, vào những ngày Tết thường diễn ra Lễ hội mùa Xuân với 3 sự kiện nổi bật là: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao, Lễ hội đường phố Chingay, cùng nhiều hoạt động khác. Trong đó, sôi động và tập trung đông người tham gia nhất chính là Lễ hội Đường phố Chingay, thường bắt đầu diễn ra từ ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina, và kết thúc vào ngày Rằm tháng Giêng. Hoạt động này thu hút rất đông du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố.

Tên gọi Chingay theo tiếng Hoa có nghĩa là "nghệ thuật trang phục và hóa trang". Đây là hoạt động độc đáo để người dân Singapore vừa vui chơi, vừa thắt chặt tình đoàn kết không chỉ trong nước mà còn với các cộng đồng dân tộc trên toàn thế giới.

Mông Cổ: Chỉ mặc trang phục dân tộc trong 3 ngày Tết

Tết Nguyên đán ở một số nước Châu Á có gì đặc sắc?

Một trong hai dịp lễ lớn nhất của người Mông Cổ trong năm chính là Tết Âm lịch, còn gọi là Tết Tháng trắng. Đây không chỉ là một ngày lễ báo hiệu kết thúc mùa Đông dài và lạnh lẽo, đón chào một mùa Xuân mới, mà nó còn là thời điểm để gia đình sum vầy và thắt chặt mối quan hệ. Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng này, người Mông Cổ sẽ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại, tắm rửa, mặc quần áo mới, để đón năm mới "sạch sẽ". Món ăn truyền thống trong Tết Tháng trắng, là các sản phẩm làm từ sữa, bánh, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô…

Trước giao thừa, những người nam giới ở Mông Cổ sẽ thực hiện một nghi lễ quan trọng là lên một ngọn đồi hay núi gần đó để cầu nguyện. Sau khi cầu nguyện, mỗi người chọn một hướng đi mà theo tử vi là hợp với họ để xuất hành. Việc xuất hành đầu năm này được cho là sẽ mang lại may mắn cho mọi người. Trong 3 ngày Tết, người Mông Cổ sẽ chỉ mặc trang phục dân tộc. Mọi người thường tụ họp tại nhà của người già nhất trong vùng. Sau đó, họ cùng nhau trò truyện, vui đùa, trao đổi các món ăn và thưởng thức chúng.

Tết Nguyên Đán không chỉ thể hiện sự giao giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh trong quan niệm của người phương Đông. Mà thiêng liêng hơn cả đó chính là ngày đoàn viên của mọi gia đình. Mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,... được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. "Về quê ăn Tết", đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.
Bộ GD&ĐT hướng dẫn cho học sinh đi học trực tiếp sau Tết Nguyên đán sớm nhất có thể Bộ GD&ĐT hướng dẫn cho học sinh đi học trực tiếp sau Tết Nguyên đán sớm nhất có thể
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao quà Tết cho các hộ nghèo ở Đà Nẵng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao quà Tết cho các hộ nghèo ở Đà Nẵng
Tăng chuyến bay đón Việt kiều về nước dịp Tết Nguyên đán Tăng chuyến bay đón Việt kiều về nước dịp Tết Nguyên đán
Thạch Thảo
Nguồn:

Tin bài liên quan

Người những bạn Uzbekistan tìm hiểu phong tục đón Tết cổ truyền Việt Nam

Người những bạn Uzbekistan tìm hiểu phong tục đón Tết cổ truyền Việt Nam

Qua các bài hát, điệu múa và trò chơi dân gian, người dân Uzbekistan có cơ hội tìm hiểu phong tục đón Tết cổ truyền cùng những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Báo chí phát huy 4 chức năng, vượt lên khó khăn, thách thức

Báo chí phát huy 4 chức năng, vượt lên khó khăn, thách thức

Các cơ quan báo chí-truyền thông phát huy 4 chức năng để đời sống báo chí phong phú, đa dạng, đi vào lòng dân, cảm hóa, lôi cuốn, thu hút bạn đọc.
Khách quốc tế tăng cao ở nhiều địa phương trong dịp Tết Nguyên đán

Khách quốc tế tăng cao ở nhiều địa phương trong dịp Tết Nguyên đán

Dịp Tết Nguyên đán, từ ngày 8 - 14/2, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thông tin số lượng khách quốc tế đến tăng cao ở nhiều địa phương.

Các tin bài khác

Phê duyệt đề án tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia 2024

Phê duyệt đề án tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định 1070/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt đề án tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia năm 2024.
Sẽ có 150 gian hàng tại lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 2

Sẽ có 150 gian hàng tại lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 2

Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 2 mang chủ đề "bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới", có sự tham gia khoảng 150 gian hàng, gồm những thương hiệu bánh mì nổi tiếng trên 50 năm.
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội

Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội

Nhà thờ lớn Hà Nội, cà phê đường tàu và đền Ngọc Sơn là 3 điểm đến được nhiều du khách quốc tế lựa chọn khi đặt chân tới Hà Nội.
Những điểm đến đẹp nhất Việt Nam theo gợi ý của truyền thông quốc tế

Những điểm đến đẹp nhất Việt Nam theo gợi ý của truyền thông quốc tế

Báo The Sydney Morning Herald của Australia đánh giá Thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ ngắn ở Việt Nam, trong khi đó, trang Yahoo! Life of Singapore gợi ý 9 địa điểm đẹp nhất Việt Nam mà du khách không nên bỏ lỡ khi ghé thăm mảnh đất hình chữ S.

Đọc nhiều

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Trong bối cảnh lãi thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm sụt giảm đáng kể, các “ông lớn” bảo hiểm nhân thọ vẫn duy trì được lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng nhờ doanh ...
Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Ngày 24/4/2024, tại Thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Mông Cổ (MNCCI) đã phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ doanh ...
Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Ngày hội giao lưu sinh viên quốc tế

Sinh viên, lưu học sinh đến từ 9 quốc gia, gồm: Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico, Liên bang Nga, Campuchia và Ai Cập vừa cùng hơn 1.000 sinh viên Trường ...
Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đây là kiến nghị của ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc tại cuộc gặp Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong vào ...
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này trải dài trên phạm vi 13 điểm, từ Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý đến Đông Nam đảo Trần 14 hải lý.
Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Ngày 25/4, tại Xã Cát Hạnh (Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiếp nhận 15.000 cây dừa giống, 300Kg thuốc Patox 4GR do UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ cho Chương trình “Xanh hoá Trường Sa”.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Phiên bản di động