Người bị bệnh gút kiêng ăn gì để nhanh khỏi?
Vụ phó chánh án bị tố bắt cóc trẻ: Trục xuất 2 người ra khỏi căn nhà tranh chấp Bệnh nhân bị vi khuẩn whitmore “ăn” cánh mũi đã xuất viện Mùa lạnh nên ăn gì và không ăn gì để tốt cho sức khỏe? |
Bệnh gút là gì? Triệu chứng của bệnh
Bệnh gút là rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.
Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận...).
Gần một nửa các trường hợp mắc bệnh này xảy ra ở ngón chân cái, ngoài ra bệnh còn ảnh hưởng ở ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.
Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.
Triệu chứng của bệnh gút như sau:
Viêm khớp cấp tính: Sưng, đau nhức khớp nhất là khớp đốt bàn và ngón chân cái.
Lắng đọng sạn urat: Là trường hợp những cục hay hạt urat nổi dưới da di động được dưới vành tai, mỏm khuỷu, xương bánh chè hoặc gần gân gót.
Sỏi urat, axit uric trong hệ thống thận-tiết niệu, viêm thận kẽ, suy thận.
Xét nghiệm máu thấy axit uric tăng cao trên 400 micromol/l.
Ngoài ra, các cơn gút thường xảy ra đột ngột vào ban đêm và kéo dài 3–10 ngày. Ở các trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.
Người bị bệnh gút kiêng ăn thực phẩm nào?
Đối với những người khỏe mạnh, thực phẩm nhiều purine không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, những người bệnh gout do không có khả năng loại bỏ axit uric hiệu quả nên tiêu thụ quá nhiều purine sẽ làm tích trữ axit uric và gây ra cơn gout.
Do đó, người bị bệnh gút kiêng ăn những loại thực phẩm chứa nhiều purine và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Một số loại thực phẩm người bị bệnh gút cần tránh như:
Nội tạng động vật: gan, thận, não, tim…
Thịt: như thịt gà lôi, thịt bê và thịt nai
Cá: cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…
Hải sản: sò điệp, cua, tôm
Đồ uống có đường: đặc biệt là nước ép trái cây và nước ngọt
Thực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose
Nấm men: men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác.
Đồng thời, bạn cũng nên tránh bạn nên tránh các loại thức ăn bột tinh chế cho người ăn kiêng như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy.
Thực đơn cho người mắc bệnh gút
Người bị bệnh gút kiêng ăn nhiều loại thực phẩm giàu dưỡng chất, bù lại cũng cần bổ sung bằng những loại thực phẩm khác có khả năng hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị.
Dưới đây là bảng thực đơn tham khảo được xây dựng bởi các chuyên gia dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh trong 1 tuần để tham khảo:
Buổi | Sáng | Trưa | Chiều | Tối |
Thứ 2 | Cháo thịt nạc | 2 bát cơm nhỏ Thịt nạc viên hấp canh rau cải | Trái cây tươi 250ml nước | 2 bát cơm nhỏ Canh rau đay, mùng tơi Đậu rán |
Thứ 3 | Bánh mì ốp la 300ml sữa bò | Hai bát cơm nhỏ Rau cải trắng xào Trứng rán | Một ly nước ép trái cây | 2 bát cơm nhỏ Canh bí đỏ Thịt luộc |
Thứ 4 | 2 lát sandwich kèm mứt dâu tây 200ml nước cam | Phở bò | Salad trộn ngô | 2 bát cơm nhỏ Canh cải chua Gà luộc |
Thứ 5 | Cháo hạt dẻ 250g dâu tây | 2 bát cơm nhỏ Canh tần ô Một chút thịt bò xào hành | Bánh quy 250ml nước | 2 bát cơm nhỏ Măng xào thịt Rau luộc |
Thứ 6 | Hủ tiếu 300ml nước lọc | 2 bát cơm nhỏ Canh cải xanh Thịt xào củ cải | Nho tươi | 2 bát cơm nhỏ Canh chua rau cải |
Thứ 7 | Cơm tấm 300ml nước | Bún bò 300ml nước cam | Dưa hấu | 2 bát cơm nhỏ Canh rau ngót Thịt xíu mại |
Chủ nhật | Nui sốt cà 250ml nước táo | 2 bát cơm nhỏ Cải bẹ xanh xào Sườn non chua ngọt | Trái anh đào | 2 bát cơm nhỏ Canh bí xanh Rau cần xào thịt |
Trên đây là những thông tin về triệu chứng, chế độ ăn và người bị bệnh gút kiêng ăn những loại thực phẩm quá giàu chất dinh dưỡng. Dựa trên những gợi ý về chế độ ăn, bạn nên xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống khoa học để hỗ trợ cho quá trình điều trị, tránh gây ra biến chứng.