NGOs chung tay cùng Việt Nam phòng, chống mua bán người
Clip: Hoa hậu H'Hen Niê và Đại sứ Anh lan tỏa thông điệp phòng, chống mua bán người Hoa hậu H'Hen Niê và Đại sứ Anh tại Việt Nam - ngài Gareth Ward đã gửi những lời tuyên truyền về việc phòng, chống ... |
Mô hình phòng, chống mua bán người độc đáo, nhân văn ở Việt Nam Dụ dỗ những cô gái trẻ, phụ nữ cả tin, viễn tưởng về cuộc sống giàu sang ở nước ngoài với công việc nhàn hạ, ... |
Những dự án thiết thực
Trong thời gian đi làm nghề giúp việc ở Ả rập Xê Út, chị H (dân tộc Gia rai, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã bị chủ nhà đối xử tồi tệ: đánh đập, không trả tiền công trong suốt 10 tháng làm việc, bị giữ hộ chiếu, bị đói ăn, thiếu ngủ… Do không thể tiếp tục chịu đựng, chị H phải trốn khỏi nhà chủ và được công an sở tại cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Ả rập Xê Út hỗ trợ để trở về Việt Nam. Về đến sân bay Quốc tế Nội Bài, chị đã được công an Cửa khẩu sân bay kết nối và đưa về tạm trú tại Nhà bình yên (NBY). NBY lại tiếp tục kết nối với tỉnh Gia Lai - nơi cư trú của chị để chị được đón về tận nhà, ở 1 huyện vùng xa - nơi chị có 3 đứa con nhỏ cùng cha mẹ già yếu và những đứa em đang khó khăn, cần chị trở về.
Nạn nhân thôn Nà Trang, xã Yên Định (Bắc Mê, Hà Giang) bị lừa bán sang Trung Quốc, may mắn được trở về với gia đình. |
Không chỉ có Gia Lai, tính đến năm 2019, Hà Giang đã tiếp và tham vấn 126 ca liên quan đến mua bán người với các nội dung như tư vấn tâm lý, ổn định tinh thần, tránh mặc cảm, tự ti và tham gia tố giác tội phạm; tư vấn kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người, hôn nhân và gia đình, tư vấn tâm lý cho gia đình có nạn nhân bị mua bán; liên hệ với các tổ chức, cá nhân để giúp đỡ các nạn nhân bị mua bán; hỗ trợ và giới thiệu chuyển tuyến 05 nạn nhân về NBY thuộc Trung tâm Phụ nữ và phát triển Hội LHPN Việt Nam.
Chung tay với các đơn vị, tổ chức trong nước của Việt Nam, thời gian qua, Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh của Úc đã triển khai Dự án “Phòng, chống mua bán người tại Hà Giang” với nhiều hoạt động hiệu quả như: Thành lập mô hình phụ nữ liên kết phát triển kinh tế; hỗ trợ 540 triệu đồng cho 45 phụ nữ có nguy cơ cao bị mua bán người và trên 116 triệu đồng cho 11 nạn nhân bị mua, bán trở về để đầu tư phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Không chỉ có Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh của Úc, được thành lập vào năm 1994 tại Campuchia, Tổ chức Hagar đã mở rộng phạm vi hoạt động tới Việt Nam và Afghanistan. Hagar Việt Nam được thành lập năm 2009 để hỗ trợ phụ nữ và trẻ em chịu ảnh hưởng của nạn mua bán người, bạo hành gia đình và xâm hại tình dục.
Gần đây nhất, trong tháng 6, dưới sự hỗ trợ của tổ chức Hagar Việt Nam cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái và Nghệ An, các Đội Phản ứng nhanh tại 4 xã: Minh An, Bình Thuận thuộc Yên Bái và Quỳnh Thắng, Quỳnh Lương của tỉnh Nghệ An đã chính thức được ra mắt.
Hội thảo khoa học với chủ đề: “Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về" ngày 18/6 tại Hà Nội. |
Tại Hội thảo khoa học với chủ đề: “Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về" ngày 18/6 tại Hà Nội, các tổ chức phi chính phủ đã có nhiều tham luận sát với thực tế, có thể vận dụng ngay vào cuộc sống như: “Quy trình hỗ trợ nạn nhân mua bán người của Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh”, “Hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tại Tổ chức Hagar”… Các tham luận tập trung vào các hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, trong đó nhấn mạnh đến các quy trình, kỹ năng và kinh nghiệm trong hoạt động này.
Tập trung hỗ trợ phụ nữ, trẻ em
Ngày 26/2, Lễ ký kết viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản cho dự án “Hỗ trợ phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em ở vùng sâu, vùng xa ở tỉnh Điện Biên” đã diễn ra tại Hà Nội. Dự án có số tiền viện trợ là hơn 482.000 đô la Mỹ và do Tổ chức World Vision Japan thực hiện.
Dự án tập trung hỗ trợ 2 huyện có tỷ lệ người nghèo đặc biệt cao ở tỉnh Điện Biên là huyện Mường Chà và huyện Tuần Giáo với mong muốn xây dựng được khung hỗ trợ nhằm phòng chống nạn buôn người và bạo lực ở khu vực dự án cũng như hỗ trợ phụ nữ, các bé gái có kiến thức để tự bảo vệ bản thân.
Tuyên truyền phòng chống nạn buôn bán người trong cộng đồng. |
Cụ thể, dự án sẽ tập trung xây mới và tu sửa Trung tâm cộng đồng, nơi phụ nữ tập trung, chia sẻ thông tin…; mở lớp tập huấn kỹ năng tự bảo vệ cho phụ nữ, trẻ em; kỹ năng sống cho các bé gái. Bên cạnh đó, dự án cũng mở lớp tập huấn kỹ năng cơ bản để nâng cao thu nhập cho phụ nữ như chăn nuôi gia súc, trồng rau...; tuyên truyền phòng chống nạn buôn bán người trong cộng đồng, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021.
Theo thông tin từ World Vision Việt Nam, hiện tổ chức đang triển khai hai dự án liên quan đến nội dung phòng chống mua bán người: Dự án "Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại" và Dự án "Phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em gái tại tỉnh Điện Biên".
Các bên ký kết thông qua dự án “Hỗ trợ phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em ở vùng sâu, vùng xa ở tỉnh Điện Biên”. |
Trong đó: Dự án "Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại" (khởi động từ cuối năm 2019) là nỗ lực hợp tác giữa các tổ chức World Vision, tổ chức Di cư Quốc tế, Hội đồng Anh và các cơ quan chính phủ Việt Nam với mục tiêu giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của các cá nhân và cộng đồng đối với nô lệ thời hiện đại, trong đó bao gồm mua bán người. Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh.
Dự án “Phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em gái tại tỉnh Điện Biên” (khởi động tháng 6/2020) được Bộ Ngoại giao Nhật Bản tài trợ trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ cho các Tổ chức phi chính phủ của Nhật Bản. Dự án được triển khai tại hai huyện Mường Chà và Tuần Giáo trong ba năm, nhằm trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, giúp họ nâng cao khả năng bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi những rủi ro của nạn buôn người và bạo lực, đặc biệt tập trung vào việc củng cố tình trạng kinh tế.
Tổ chức World Vision tại Việt Nam chính thức mở văn phòng đại diện ở Hà Nội vào năm 1990, là tổ chức cứu trợ và nhân đạo Cơ đốc, hoạt động thông qua các chương trình cứu trợ, phát triển và vận động chính sách nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, đặc biệt là trẻ em ở vùng sâu vùng xa, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, dân tộc hay giới. Hiện, World Vision Việt Nam đã phối hợp với Chính phủ và người dân Việt Nam triển khai các hoạt động tại 37 huyện của 19 tỉnh, thành phố trên cả nước, cùng các tổ chức phi chính phủ quốc tế khác trong việc thực hiện các chương trình cứu trợ, phát triển và vận động chính sách ở các cộng đồng dân cư còn đang gặp nhiều khó khăn. |
Theo bà Ikeuchi Chikusa - Giám đốc dự án Tổ chức World Vision Japan đối tượng bị hại trong hoạt động mua bán người ở Việt Nam chủ yếu là phụ nữ với nguyên nhân xuất phát từ vấn đề bất bình đẳng giới trong xã hội, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả khảo sát thực tế của Tổ chức World Vision cho thấy, quyền đưa ra ý kiến và sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động xã hội so với nam giới còn rất thấp. Do đó, dự án gồm 2 nội dung chính là triển khai các giải pháp để cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới và biện pháp khắc phục việc thiếu kiến thức phát sinh từ nghèo đói.
Việt Nam nỗ lực trong việc phòng, chống mua bán người |
Uỷ ban NVNONN tặng 10.000 khẩu trang cho cộng đồng người Việt Nam tại Anh chống COVID-19 |