Mô hình phòng, chống mua bán người độc đáo, nhân văn ở Việt Nam
Ra mắt mô hình Phòng chống bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em tại Bảo Lộc, Lâm Đồng Mới đây tại thôn Nau Sri, xã Lộc Nga, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng phối hợp cùng ... |
Khai trương biển truyền thông cho Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân mua bán người 111 tại Nghệ An Sáng ngày 22/5, tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, đã diễn ra lễ khai trương biển truyền thông cho Đường dây nóng tư ... |
Giải cứu thành công 471 nạn nhân
Quen một thanh niên qua mạng xã hội, ngày nào Lý Thị S. ở bản Chuyên Gia 1, xã Nậm Kè (huyện Mường Nhé, Điện Biên) cũng được rót vào tai những lời đường mật. S. nảy sinh tình cảm lúc nào không hay. Khi được rủ về thăm nhà ở Lào Cai, S. tỏ ra hơi e dè nhưng đối tượng bảo chỉ đi vài ngày rồi về xin bố mẹ cưới nên S. đã nhận lời.
“Bạn trai” S. đến đón đi Lào Cai bằng xe máy mà cứ loanh quanh ở khu vực biên giới! Ðể S. yên tâm, gã “bạn trai” giải thích là đi đường tắt cho nhanh. Nhưng đi mãi không tới nhà nên S. đòi quay về, “bạn trai” lại bảo đợi bạn đến đón. Trong lúc hai bên giằng co, tổ tuần tra Ðồn Biên phòng A Pa Chải đã phát hiện, kịp thời giải cứu S. và đưa về địa phương. Qua điều tra của lực lượng chức năng thì địa chỉ mà đối tượng nói dẫn Lý Thị S. về ra mắt bố mẹ hắn ở Lào Cai không có ai tên như vậy. Lúc này S. mới biết mình bị lừa.
Bộ đội biên phòng tuyên truyền phòng, chống mua bán người tới bà con dân tộc thiểu số. |
Trường hợp của Lý Thị S. chỉ là một trong số những nạn nhân bị dụ dỗ bằng tình cảm của các đối tượng mua bán người, và may mắn khi được lực lượng chức năng phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Trên thực tế nhiều nạn nhận đã bị lừa bán sang Trung Quốc mà không hề hay biết, đến khi phát hiện ra thì đã quá muộn.
Từ năm 2018 đến nay, ngoài những trường hợp được phát hiện và giải cứu kịp thời, BÐBP tỉnh Điện Biên đã tiếp nhận 11 nạn nhân từ lực lượng chức năng Trung Quốc, đa số là những cô gái có tuổi đời còn rất trẻ, từ 16 - 17 tuổi.
Thượng tá Lò Văn Khánh, Phó Trưởng phòng Phòng, chống ma túy và Tội phạm (BÐBP tỉnh Điện Biên) cho biết: Hoạt động tội phạm mua bán người tại khu vực biên giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Thủ đoạn chính của chúng trong thời gian gần đây là lấy tên, tuổi, địa chỉ giả để lừa gạt những phụ nữ, những cô gái nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết. Nắm được tâm lý của những cô gái trẻ, bọn chúng thường tặng quà: điện thoại, quần áo, giày dép, dây chuyền hoặc rủ đi chơi, tham quan du lịch, hứa hẹn tìm kiếm việc làm nhàn hạ nhưng có thu nhập cao… sau đó đưa nạn nhân lên khu vực biên giới và bán sang Trung Quốc. Nổi lên trong thời gian qua là thủ đoạn sử dụng các trang mạng xã hội facebook, zalo để kết nối, làm quen với các nạn nhân. Thủ phạm thường là đối tượng lưu manh chuyên nghiệp có tiền án, tiền sự về tội mua bán người. Hiện nay toàn tỉnh có 11 xã biên giới trọng điểm mà các tối tượng mua bán người nhắm tới, đó là: Mường Nhà, Mường Pồn (huyện Ðiện Biên); Mường Mươn (huyện Mường Chà); Si Pa Phìn, Nà Hỳ, Nà Bủng, Nậm Nhừ, Na Cô Sa (huyện Nậm Pồ); Nậm Kè, Mường Nhé, Leng Su Sìn (huyện Mường Nhé).
Không chỉ ở Điện Biên, tại tỉnh Hà Giang, từ năm 2016 đến nay, lực lượng BĐBP tỉnh đã triệt phá thành công 11 chuyên án mua bán người; giải cứu được 56 phụ nữ, trẻ em trở về đoàn tụ với gia đình…
Tại Quảng Ninh, từ năm 2016 đến 2020, toàn tỉnh xảy ra 24 vụ, 44 đối tượng phạm tội, 32 nạn nhân bị mua bán. Lực lượng công an đã giải cứu được 31 nạn nhân và tiếp nhận 147 nạn nhân được giải thoát.
Mới đây, ngày 10/7, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm đến năm 2020 trong BĐBP. Theo báo cáo tại Hội nghị, từ năm 2016 đến nay, toàn lực lượng BĐBP đã phát hiện 284 vụ buôn bán người, giải cứu thành công 471 nạn nhân. Đáng chú ý là các vụ mua bán trẻ em, đưa phụ nữ có thai sang Trung Quốc sinh sau đó bán trẻ sơ sinh.
Nhân rộng những mô hình nhân văn
Ngày 18/6, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Nghệ An phối hợp với Tổ chức Hagar tổ chức lễ ra mắt Đội phản ứng nhanh hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục, mua bán người tại xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Đội phản ứng nhanh hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục, mua bán người tại xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. |
Đội phản ứng nhanh được thành lập nhằm giúp việc nắm bắt thông tin tình hình và xử lý các vụ bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục tại địa phương một cách nhanh nhất, từ đó có các hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ nạn nhân phù hợp góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em.
Trước đó, ngày 01/6/2020, Hội LHPN tỉnh Yên Bái phối hợp với Tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam, UBND xã Bình Thuận, Minh An (huyện Văn Chấn) tổ chức ra mắt 2 tổ phản ứng nhanh hỗ trợ và bảo vệ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục và mua bán người. Tổ phản ứng nhanh được thành lập với sự tham gia của 30 thành viên nhằm giúp việc nắm bắt thông tin tình hình và xử lý các vụ bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục tại địa phương một cách nhanh nhất từ đó có các hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ nạn nhân phù hợp góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em.
15 thành viên trong mỗi đội phản ứng nhanh gồm đại diện chính quyền, đoàn thể tại xã, trưởng thôn và người uy tín trong cộng đồng.
Theo Tổ chức Hagar Việt Nam: Các Đội Phản ứng nhanh hoạt động theo phương châm: nhanh về thời gian, kiên quyết về thái độ; hợp tác đa ngành trong việc xử lý các trường hợp. Thông tin về các Đội Phản ứng nhanh sẽ được cung cấp đầy đủ cho người dân trong cộng đồng, giúp họ có thể dễ dàng liên hệ.
Tổ phản ứng nhanh hỗ trợ và bảo vệ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục và mua bán người Yên Bái. |
Không chỉ là các đội phản ứng nhanh, ngay từ đầu năm 2020, tại Hà Nội cũng đã diễn ra Lễ ký kết viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản cho dự án “Hỗ trợ phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em ở vùng sâu, vùng xa ở tỉnh Điện Biên”. Dự án có số tiền viện trợ là hơn 482.000 USD và do Tổ chức World Vision Japan thực hiện. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021.
Dự án tập trung hỗ trợ 2 huyện có tỷ lệ người nghèo đặc biệt cao ở tỉnh Điện Biên - huyện Mường Chà và huyện Tuần Giáo - với mong muốn xây dựng được khung hỗ trợ nhằm phòng chống nạn buôn người và bạo lực ở khu vực dự án, cũng như hỗ trợ phụ nữ, các bé gái có kiến thức để tự bảo vệ bản thân.
Cụ thể, dự án sẽ tập trung xây mới và tu sửa Trung tâm cộng đồng, nơi phụ nữ tập trung, chia sẻ thông tin…; mở lớp tập huấn kỹ năng tự bảo vệ cho phụ nữ, trẻ em; kỹ năng sống cho các bé gái. Bên cạnh đó, dự án cũng mở lớp tập huấn kỹ năng cơ bản để nâng cao thu nhập cho phụ nữ như chăn nuôi gia súc, trồng rau...; tuyên truyền phòng chống nạn buôn bán người trong cộng đồng, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.
Ông Umeda Kunio, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam mong muốn thông qua dự án này, sẽ có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số tiếp thu được kiến thức và có được cuộc sống tốt đẹp hơn.
Theo bà Ikeuchi Chikusa, Giám đốc dự án Tổ chức World Vision Japan: Đối tượng bị hại trong hoạt động mua bán người ở Việt Nam chủ yếu là phụ nữ với nguyên nhân xuất phát từ vấn đề bất bình đẳng giới trong xã hội, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, dự án gồm 2 nội dung chính là triển khai các giải pháp để cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới và biện pháp khắc phục việc thiếu kiến thức phát sinh từ nghèo đói.