Trang chủ Kinh tế Doanh nghiệp - Doanh nhân
06:12 | 13/07/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Nghiên cứu phương án giảm thuế để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp

Đó là phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia tại cuộc họp của Hội đồng, diễn ra chiều ngày 12/7.
Nghiên cứu phương án cấp điện cho Côn Đảo Nghiên cứu phương án cấp điện cho Côn Đảo
Đề xuất bữa ăn phụ, hỗ trợ tiền gửi trẻ khi giám sát làm thêm giờ Đề xuất bữa ăn phụ, hỗ trợ tiền gửi trẻ khi giám sát làm thêm giờ
Nghiên cứu phương án giảm thuế để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia phát biểu (Ảnh: An Đăng/TTXVN).

Tại cuộc họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho biết: “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền phương án điều chỉnh, giảm thuế đối với xăng dầu theo quy định. Nghiên cứu phương án giảm các loại thuế khác để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp”.

Phó Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước – cơ quan thường trực của Hội đồng hoàn thiện tiếp thu báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở đó có hướng chỉ đạo điều hành thời gian tới.

Phó Thủ tướng điểm qua những biến động khó lường, thách thức của kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2022; đồng thời cho biết, ở trong nước, kinh tế vĩ mô phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, tăng trưởng kinh tế 6,42% là mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

CPI bình quân 6 tháng tăng 2,44%, mức tăng tương đối thấp so với cùng kỳ các năm trước dịch, thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất duy trì hợp lý, hỗ trợ tích cực cho nhu cầu tín dụng cho sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Trong thời gian còn lại của năm 2022, dự báo kinh tế thế giới phục hồi chậm lại và có dấu hiệu suy thoái, lạm phát tiếp tục cao ở một số nền kinh tế lớn, xung đột tại Ukraine có thể kéo dài, tiềm ẩn nhiều rủi ro đến ổn định chính trị khu vực toàn cầu, thị trường tài chính, tiền tệ và quan hệ thương mại quốc tế. Trong nước, tình hình kinh tế có khả năng phục hồi nhanh hơn.

Tuy nhiên, rủi ro thách thức còn rất lớn, nhất là giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, áp lực lạm phát nặng nề, nhất là trong bối cảnh chúng ta tập trung thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

“Việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ những tháng cuối năm cần kiên định mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Thực hiện chính sách tài khóa hợp lý, hiệu quả; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thúc đẩy thực hiện Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội,” Phó Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái lưu ý, các bộ, ngành, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực và trong nước, nhất là lạm phát, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu, vật tư chiến lược, việc điều chỉnh chính sách của Nhà nước như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, thương mại và đầu tư để chủ động phân tích, đánh giá, kịp thời cập nhật, hoàn thiện các phương án, kịch bản chỉ đạo, điều hành, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và các cân đối lớn của nền kinh tế.

“Tình hình thế giới bất ổn, bất định, chúng ta không lường trước được, thì cần phải có phương án, kịch bản dự trù cho thời gian sắp tới để ứng phó cho kịp thời. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng thường xuyên chỉ đạo các bộ, ngành và vừa rồi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong báo cáo đánh giá tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm có đặt ra một số kịch bản để chúng ta phấn đấu trong thời gian tới,” Phó Thủ tướng cho hay.

Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan điều hành đồng bộ, chủ động, linh hoạt các công cụ, chính sách tiền tệ, kết hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa hợp lý và chính sách vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ lãi suất thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, khuyến khích các tổ chức tín dụng cắt giảm chi phí hoạt động để hỗ trợ giảm lãi suất cho vay, đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; tiếp tục triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, các mô hình ngân hàng số, đẩy mạnh chuyển đổi trong lĩnh vực ngân hàng.

Đề cập đến ý kiến của các chuyên gia về hạn mức tín dụng đối với ngân hàng thương mại, Phó Thủ tướng cho rằng, phải đảm bảo ngân hàng thương mại an toàn, có thanh khoản tốt. Nếu điều hành không tốt sẽ dẫn đến yếu kém, thua lỗ. Vấn đề này phải được đánh giá đầy đủ. Một mặt hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhưng mặt khác, cũng cần thận trọng để đảm bảo an toàn hệ thống.

Chỉ đạo Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục triển khai các giải pháp ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường tiền tệ, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng nhấn mạnh đến việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Khi thanh tra, kiểm tra, xử lý phải hết sức thận trọng đánh giá tác động.

“Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền phương án điều chỉnh, giảm thuế đối với xăng dầu theo quy định. Nghiên cứu phương án giảm các loại thuế khác để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp. Xây dựng đề án huy động nguồn lực cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế,” Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Phó Thủ tướng, muốn hỗ trợ để giảm giá thì phải có ngân sách Nhà nước, nếu không có ngân sách thì phải có công cụ thuế. Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng công cụ này phải hết sức thận trọng, phải để dành, tạo dư địa xử lý tình huống khi thật sự khó khăn.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan và địa phương chủ động, tích cực theo dõi sát diễn biến thị trường, nhất là mặt hàng thiết yếu xăng dầu, nguyên vật liệu sản xuất, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, điều hành giá xăng dầu chủ động, kịp thời, hiệu quả; tìm các nguồn cung xăng dầu có giá trị ưu đãi hơn. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất xăng dầu để bảo đảm sản xuất, tạo nguồn cung và tạo dự trữ trong nước để bình ổn giá.

Các chuyên gia thành viên Hội đồng tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình để có những ý kiến đóng góp giúp cho công tác điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện những mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ đề ra.

Australia đầu tư hơn 200 dự án nghiên cứu trong nông nghiệp Việt Nam Australia đầu tư hơn 200 dự án nghiên cứu trong nông nghiệp Việt Nam
Sabi bổ nhiệm 4 thành viên cố vấn mới để hỗ trợ sứ mệnh phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Châu Phi Sabi bổ nhiệm 4 thành viên cố vấn mới để hỗ trợ sứ mệnh phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Châu Phi
Anh Vũ (T/H)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Chính sách tiền tệ năm 2024: Sẽ cập bến thành công

Chính sách tiền tệ năm 2024: Sẽ cập bến thành công

Còn chưa đầy 3 tháng nữa là kết thúc năm 2024, một năm đầy bão tố của chính trị và kinh tế thế giới. Nhưng dù vậy, với những gì có được trong thời điểm này có thể mạnh dạn dự đoán Việt Nam vẫn đạt chỉ tiêu tăng trưởng trong năm nay, và đóng góp không nhỏ vào thành công này thì không thể không nhắc đến vai trò của chính sách tiền tệ (CSTT).
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp lãnh đạo Tập đoàn Hyosung

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp lãnh đạo Tập đoàn Hyosung

Từ năm 2007, Tập đoàn Hyosung đã đầu tư hơn 4 tỷ USD vào Việt Nam, với các lĩnh vực chính như: Công nghiệp nguyên vật liệu, công nghiệp dệt, công nghiệp hóa học, hệ thống điện công nghiệp.
Phát biểu của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại Lễ kỷ niệm 45 năm Chiến thắng biên giới Tây Nam

Phát biểu của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại Lễ kỷ niệm 45 năm Chiến thắng biên giới Tây Nam

Tạp chí Thời đại trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại Lễ kỷ niệm 45 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng, diễn ra tại Hà Nội ngày 7/1/2024.

Đọc nhiều

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Các định hướng lớn về quan hệ song phương và phối hợp hành động trên trường quốc tế sẽ tạo xung lực mới mạnh mẽ cho việc phát triển và nâng tầm quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga trong giai đoạn lịch sử mới.
Tzu Chi hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Hải Dương

Tzu Chi hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Hải Dương

Trong hai ngày 10 và 11/5 tại tỉnh Hải Dương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh phối hợp với Tổ chức Tzu Chi (Đài Loan, Trung Quốc) tổ chức chương trình trao viện trợ "Hỗ trợ học tập cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn năm học 2024 - 2025".
Thống nhất một số nội dung tổ chức đại hội đảng bộ các cấp

Thống nhất một số nội dung tổ chức đại hội đảng bộ các cấp

Mới đây, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Công văn số 8413-CV/BTCTW gửi ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, nhằm thống nhất một số nội dung về tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, bảo đảm đúng tiến độ và yêu cầu đề ra tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị (Chỉ thị số 45).
Việt Nam - Áo: hợp tác phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo

Việt Nam - Áo: hợp tác phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 16/5 tại thủ đô Vienna (Áo), Diễn đàn “Hợp tác Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Áo” sẽ chính thức diễn ra, đánh dấu bước tiến chiến lược trong quan hệ hợp tác phát triển công nghệ giữa hai quốc gia. Sự kiện được kỳ vọng mở ra những cơ hội hợp tác cụ thể, thiết thực trong các lĩnh vực công nghệ tiên phong như trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, công nghệ sinh học, an ninh mạng, công nghệ lượng tử, IoT, điện toán biên và robot học.
VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

Ngày 12/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tiếp đoàn đại biểu Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) do Tiến sỹ Sabine Fandrych, thành viên Ban Lãnh đạo của FES tại Berlin (Đức) làm trưởng đoàn. Hai bên đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác phát triển trong thời gian tới.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới