Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
19:29 | 08/08/2024 GMT+7

Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024

aa
Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu ở mỗi địa phương khác nhau sẽ có những nghi lễ khác nhau. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Người Việt tại Lào tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu Người Việt tại Lào tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu
Cộng đồng người Việt tại Bangkok, Thái Lan mừng lễ Vu Lan Cộng đồng người Việt tại Bangkok, Thái Lan mừng lễ Vu Lan

Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ vu lan báo hiếu

Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024
Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024

Lễ Vu Lan bắt nguồn từ câu chuyện cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ của Đại đức Mục Kiền Liên. Ông là một trong hai đại đệ tử đáng kính của Phật Thích Ca. Sau khi đạt được chính quả, ông dùng phép thần thông và biết rằng mẹ mình là bà Thanh Đề đang phải chịu kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục vì nhiều nghiệp ác đã gây ra lúc sinh thời.

Với lòng hiếu thảo, ông đã mang cơm đến cho mẹ nhằm mong bà vơi đi cảnh đói khát. Tuy nhiên, vì phải trả giá cho những nghiệp ác của mình, thức ăn khi vừa đưa lên miệng bà thì bất ngờ biến thành lửa đỏ.

Quá đau lòng trước tình cảnh ấy, Mục Kiền Liên đã quay về gặp Đức Phật mong tìm cách cứu mẹ. Đức Phật đã chỉ dạy rằng: “Người dù có thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu rỗi mẹ mình, chỉ có thể nhờ sự hợp lực của các vị chư tăng mười phương, hồi hướng công đức để tiêu trừ nghiệp ác mới có hy vọng giải thoát được. Và ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh các vị chư tăng, vì vậy hãy chuẩn bị các nghi lễ cúng vào ngày đó”.

Tuân theo lời dạy của Đức Phật, Mục Kiền Liên đã giải thoát được mẹ mình khỏi kiếp ngạ quỷ. Theo kinh Vu-Lan-bồn, Đức Phật cũng dạy rằng: “Chúng sinh muốn báo hiếu đối với cha mẹ cũng nên tuân theo cách làm này”. Từ đó, ngày lễ Vu Lan đã ra đời và tồn tại cho đến ngày nay.

Nhắc tới Vu Lan nhiều người biết ngay đến ý lễ của ngày lễ này chính là dùng để báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ (của kiếp này và cả kiếp trước). Ai cũng biết cha mẹ vì con cái mà hy sinh rất nhiều, bỏ ra bao công sức nuôi dưỡng ta nên người mà không mong đổi lại gì cả.

Ngày lễ Vu Lan ra đời chính là dịp gợi nhắc các thế hệ con cháu nhớ về những công ơn như trời biển ấy. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là: “TỪ - BI - HỶ - XẢ”, “Vô ngã, vị tha”.

Nghi thức cúng trong ngày lễ Vu lan báo hiếu

Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024
Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024

Rằm tháng 7, lễ Xá tội vong nhân, hay còn gọi là lễ Vu Lan được coi là ngày rằm lớn nhất trong năm để tưởng nhớ đến những người đã khuất, làm việc thiện và tri ân cha mẹ. Vì thế, theo phong tục của người Việt, nghi lễ ngày rằm tháng 7 được thực hiện với những nghi thức cúng trang trọng.

Trong cuốn “Hội hè lễ tết người Việt”, Giáo sư, Tiến sĩ, nhà nghiên cứu, nhà sử học Nguyễn Văn Huyên mô tả những nghi thức cúng rằm tháng 7 của người Việt hồi đầu thế kỷ 20 không khác nhiều so với bây giờ.

Ở trong gia đình, các nhà bày lên ban thờ gia tiên quần áo, đồ đạc và “những thoi vàng, bạc” bằng giấy, bên cạnh mâm cúng gia tiên. Nhà nào thờ Phật thì cúng chay hoặc hoa quả, các loại đồ chay.

Vào buổi tối hoặc từ khi trời xẩm tối, sau khi cúng gia tiên, các nhà sẽ đặt mâm cơm cúng các linh hồn bị bỏ rơi, hay còn gọi là các vong. Mâm cúng chúng sinh gồm cháo loãng, các loại bỏng ngô, bỏng gạo, khoai lang, ngô luộc, bánh kẹo, trái cây, quần áo chúng sinh…, và không thể thiếu gạo, muối, chén rượu hoặc chai rượu trắng nhỏ. Ngày trước, cháo loãng được đổ vào những chiếc phễu bằng lá đa, gài ở mâm cúng, hoặc gài ở các gốc cây ngoài đường, trong chùa…

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên mô tả, cả gia đình sẽ quỳ lạy trước mâm cúng này, có nhà mời một thầy cúng đến lễ cho chúng sinh. Khi hương sắp tàn, gia chủ sẽ vẩy cháo, gạo, muối ra bốn phía trước nhà, như một nghi lễ “phát lộc” dành cho các linh hồn. Vàng mã được đốt, tro rải xuống sông để từ đó cuốn về “suối vàng”. Những đồ cúng còn lại được phát cho những người hành khất, vốn đã chờ sẵn ở ngoài phố. Nghi thức cúng chúng sinh ngoài trời, vẩy cháo, gạo, muối vẫn còn được giữ cho đến ngày nay.

Còn ở các chùa lớn, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên mô tả, các buổi lễ cúng chúng sinh thường được tổ chức quy mô, với sự đóng góp của các Phật tử, thiện nam tín nữ. Một đàn lớn bằng tre được dựng lên trong sân chùa, trên đó đặt hoa quả, bánh kẹo mà các tín đồ mang đến hoặc do nhà chùa mua. Những người đến làm lễ sẽ góp vào đó các đồ vàng mã như quần áo, mũ, giày…

Khi làm lễ, nến và hương được thắp lên rất nhiều. Hòa thượng trụ trì nhà chùa và các sư sãi trong chùa, thậm chí từ cả các chùa nhỏ chung quanh cũng đến đọc kinh. Buổi lễ kéo dài đến khuya, và cuối buổi là cúng mâm cơm bố thí. Hòa thượng trụ trì nhà chùa cũng đọc cho các tín đồ nghe những lời răn của đức Phật để khuyến khích họ làm điều thiện.

Trong cuốn “Nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt”, tác giả Hồ Đức Thọ cũng viết về cách thờ cúng, cỗ bàn trong ngày lễ Vu Lan. Theo tác giả Hồ Đức Thọ, quan niệm dân gian cho rằng, sống trên đời khó ai vẹn toàn, không tội này thì tội khác. Nhưng dù tội lỗi gì thì vào dịp rằm tháng bảy, trong ngày lễ Vu Lan (còn gọi là tết Trung Nguyên), mọi vong nhân ở cõi âm đều được tha. Do vậy, trên trần gian, mọi nhà đều làm cỗ cúng Gia tiên, đốt vàng mã, hy vọng người chết sẽ nhận được, không bị rách rưới.

Tác giả Hồ Đức Thọ cũng nêu rõ, cúng lễ Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có 4 lễ cúng: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng thí thực cô hồn.

Lễ cúng Phật thường sắp cơm chay hoặc mâm ngũ quả, gia chủ đọc kinh Vu Lan để hiểu rõ về ngày này, và để hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh.

Lễ cúng thần linh và gia tiên thường cúng chay hoặc làm mâm cơm mặn, không thể thiếu hoa quả, bánh trái, hương, nến…

Ngoài việc cúng gia tiên, một số gia đình còn bày cỗ chúng sinh ở ngoài sân để cúng các cô hồn, mà dân gian thường gọi là cúng cháo.

Cúng cháo thường bày vào nong, nia, mẹt tùy theo cỗ nhiều hay ít. Lễ vật thường có cháo hoa, cơm vắt, chuối, ổi, bánh, kẹo, ngô rang, xôi chè nhưng đều cắt nhỏ như để chia cho nhiều người. Ngoài ra còn có giấy tiền, quần áo nhỏ...

Nhiều năm qua, lễ Vu Lan cũng như những nghi thức cúng lễ đã có những thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện xã hội. Tuy nhiên điều cốt lõi là tinh thần của lễ Vu Lan thì vẫn được giữ nguyên vẹn, đặc biệt là tinh thần hiếu kính đối với tổ tiên và các đấng sinh thành, tinh thần đùm bọc, sẻ chia tới cả những người đang sống và đã khuất của người Việt.

*Thông tin “Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024” mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu
Lễ Vu lan báo hiếu năm 2024 rơi vào ngày nào Lễ Vu lan báo hiếu năm 2024 rơi vào ngày nào
Thạch Thảo (TH)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu

Lễ Vu lan báo hiếu là một lễ lớn trong tháng 7 âm lịch này. Cùng tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa ngay trong bài viết này.
Đa dạng các mâm cỗ chay mùa lễ Vu Lan

Đa dạng các mâm cỗ chay mùa lễ Vu Lan

Thị trường đồ thực phẩm, đặt cỗ cúng cho mùa lễ Vu Lan đang khá sôi động. Nhiều chủ bếp, cửa hàng bán đồ ăn online tại Hà Nội đang tất bật nhận đơn hàng của khách đặt cỗ.
Ghé 5 ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng Hà Nội nhân dịp Lễ Vu Lan

Ghé 5 ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng Hà Nội nhân dịp Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan là ngày lễ lớn và quan trọng của người Việt được diễn ra hằng năm vào ngày rằm tháng 7 âm lịch. Dưới đây là 5 ngôi chùa được nhiều người tìm đến vào ngày lễ Vu Lan ở Hà Nội.

Các tin bài khác

Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 đầy đủ nhất theo phong tục 3 miền Bắc – Trung  - Nam

Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 đầy đủ nhất theo phong tục 3 miền Bắc – Trung - Nam

Rằm tháng 7 là ngày lễ quan trọng trong năm. Vào ngày này, các gia đình cần chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 đầy đủ theo từng lễ khác nhau. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Giờ đẹp cúng rằm tháng 7 năm 2024

Giờ đẹp cúng rằm tháng 7 năm 2024

Giờ đẹp cúng rằm tháng 7 năm 2024 rơi vào khung giờ nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây để chuẩn bị tốt ngất cho ngày lễ quan trọng này nhé.
Lễ Vu lan báo hiếu năm 2024 rơi vào ngày nào

Lễ Vu lan báo hiếu năm 2024 rơi vào ngày nào

Lễ Vu lan báo hiếu là một ngày lễ trọng đại trong năm được rất nhiều người đón chờ. Vậy trong tháng 7 âm lịch năm 2024 lễ Vu lan báo hiếu rơi vào ngày nào?
Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu

Lễ Vu lan báo hiếu là một lễ lớn trong tháng 7 âm lịch này. Cùng tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa ngay trong bài viết này.

Đọc nhiều

Tin tưởng Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp tục dẫn dắt đất nước phát triển và phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế

Tin tưởng Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp tục dẫn dắt đất nước phát triển và phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế

Đó là những tâm nguyện chủ đạo của các bạn bè quốc tế trong mạng lưới đối tác của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã gửi gắm trong những bức thư, điện chúc mừng ông.
Gặp gỡ hữu nghị Việt Nam - Belarus: nỗ lực vun đắp quan hệ truyền thống hai nước

Gặp gỡ hữu nghị Việt Nam - Belarus: nỗ lực vun đắp quan hệ truyền thống hai nước

Ngày 7/8 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Belarus tổ chức buổi Gặp gỡ hữu nghị nhân kỷ niệm 80 năm ngày giải phóng Belarus (3/7/1944 - 3/7/2024) và Quốc khánh Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). Tại đây, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Belarus khẳng định: "Hội hữu nghị Việt Nam - Belarus sẽ tiếp tục nỗ lực vun đắp quan hệ truyền thống hữu nghị hai nước ngày càng phát triển sâu sắc".
Bến Tre: mong muốn phát huy tối đa nguồn lực từ kiều bào

Bến Tre: mong muốn phát huy tối đa nguồn lực từ kiều bào

Ngày 07/8, đoàn công tác tỉnh Bến Tre do ông Trương Minh Nhựt, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Bến Tre làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi khảo sát kinh nghiệm tổ chức hoạt động với Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh.
57 năm thành lập ASEAN: Hành trình gắn kết và tự cường khu vực

57 năm thành lập ASEAN: Hành trình gắn kết và tự cường khu vực

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm thành lập ASEAN và 29 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, Tạp chí Thời Đại trân trọng đăng tải bài viết của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn về hành trình gắn kết và tự cường khu vực.
Cảnh sát biển Việt Nam giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines

Cảnh sát biển Việt Nam giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines

Ngày 5/8, tàu CSB 8002 cùng Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam do Thượng tá Hoàng Quốc Đạt, Phó Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 làm Trưởng đoàn đã cập cảng Manila (Philippines), bắt đầu chuyến thăm, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines.
Phần lớn chính giới Mỹ thừa nhận chiến tranh Việt Nam là sai lầm

Phần lớn chính giới Mỹ thừa nhận chiến tranh Việt Nam là sai lầm

Theo Tiến sỹ Andrew Well-Đặng, chuyên gia cao cấp về Việt Nam tại Trung tâm châu Á thuộc Viện Hòa bình Mỹ, giờ đây, phần lớn chính giới Mỹ đều đồng ý rằng chiến tranh Việt Nam là một sai lầm.
Hào hùng hành trình giữ biển trời quê hương

Hào hùng hành trình giữ biển trời quê hương

Những nhân chứng lịch sử trong và ngoài nước với những câu chuyện về sự mưu trí, sáng tạo và tinh thần anh dũng trong Chiến thắng trận đầu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại bảo vệ miền Bắc đã xuất hiện trong chương trình "Giữ biển trời quê hương" tối 3/8.
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động