Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
11:58 | 08/08/2024 GMT+7

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu

aa
Lễ Vu lan báo hiếu là một lễ lớn trong tháng 7 âm lịch này. Cùng tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa ngay trong bài viết này.
Người Việt tại Lào tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu Người Việt tại Lào tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu
Cộng đồng người Việt tại Bangkok, Thái Lan mừng lễ Vu Lan Cộng đồng người Việt tại Bangkok, Thái Lan mừng lễ Vu Lan

Nguồn gốc lễ Vu lan báo hiếu

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu

Lễ hội Vu lan xuất phát từ sự tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn. Theo kinh Vu Lan Bồn, Lễ Vu Lan phát xuất từ thời Đức Phật; Ngài đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận chính là Tôn giả Mục Kiền Liên - một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Phật.

Kinh "Vu Lan Bồn" có ghi lại: Ngày xưa, khi Bồ Tát Mục Kiền Liên tu thành chánh quả, tưởng nhớ mẫu thân, đã dùng tuệ nhãn kiếm tìm khắp nơi trong trời đất, liền thấy mẹ mình đang ở trong loài ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ rất khổ sở. Thương mẹ, Ngài đã vận thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ. Rất tiếc, bà Thanh Đề còn quá sân si và bởi ác nghiệp còn quá nặng nên khi bốc cơm đưa vào miệng thì cơm biến thành lửa. Tôn giả Mục Kiền Liên không có cách nào cứu được mẹ nên Ngài liền quay về hỏi Đức Phật.

Đức Phật dạy rằng: "Dù ông có thần thông quảng đại như thế nào cũng không đủ sức cứu mẹ ông, chỉ có một cách là nhờ sự hợp lực của chư tăng khắp nơi, sau 3 tháng an cư kiết hạ cùng tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hóa được nghiệp lực giúp mẹ ông thoát khỏi cảnh khổ".

Tôn giả Mục Kiền Liên làm theo lời Đức Phật, cung thỉnh chư Tăng, sắm sửa lễ cúng vào ngày 15/7 âm lịch.

Sau đó, mẹ của Ngài được giải thoát. Trong dịp này Đức Phật cũng dạy: Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu - Lan - Bồn Pháp) mà làm". Từ đó, ngày Lễ Vu Lan ra đời.

Ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu

ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu

Lễ Vu Lan trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân theo phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, đây là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế; đây cũng là ngày mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, thoát sanh. Vì thế, ngoài mâm cúng ông bà, tổ tiên trong nhà thì vào lễ Vu Lan mọi người còn cúng thêm mâm ngoài trời gọi là cúng chúng sinh dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.

Đối với Phật giáo, trong dịp lễ Vu lan, phật tử thường cầu siêu cho người đã khuất, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng...

Ngoài ra, trong dịp lễ Vu Lan, khi đến chùa các phật tử sẽ được cài lên áo một bông hoa hồng: màu đỏ tượng trưng cho người còn mẹ và màu trắng cho ai đã mất mẹ. Với những ai may mắn được cài bông hồng đỏ trên ngực áo thì được nhắc nhở hãy cố gắng hết lòng vâng lời, hiếu kính, lễ phép với cha mẹ. Còn người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở không bao giờ quên ơn cha mẹ, đồng thời giữ nền nếp gia phong, anh em hòa thuận.

Ngày nay, Đại lễ Vu Lan đã được hiểu với ý nghĩa rộng hơn: Kêu gọi ý thức xã hội về tinh thần đền ơn đáp nghĩa của Đức Phật, khuyến khích con người tri ân, đền ơn bốn nguồn ân đức, đó là: Tri ân và đền ơn cha mẹ sinh thành; thầy cô giáo những người dạy dỗ, truyền đạt tri thức cho con người; tri ân các bậc tiền bối đã dựng xây đất nước, các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh mang lại độc lập, chủ quyền thiêng liêng cho toàn đất nước và cuối cùng là tri ân chính đồng loại con người.

Những nghi thức quan trọng trong lễ Vu lan báo hiếu.

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu lan báo hiếu
Những nghi thức trong ngày lễ Vu lan báo hiếu

Chuẩn bị mâm cỗ cúng lễ Vu Lan

Lễ cúng Vu Lan ở mỗi nhà thường được thực hiện theo trình tự: cúng Phật, thần linh, gia tiên, sau cùng là cúng thí thực. Mỗi lễ cúng có ý nghĩa riêng và cần chuẩn bị những lễ vật phù hợp:

  • Cúng Phật: Mâm cúng Phật thường có cơm chay, ngũ quả và nghi thức đọc văn khấn để cầu nguyện công đức, giải trừ nghiệp báo cho tổ tiên đã khuất.
  • Cúng thần linh: Lễ vật cúng thần linh thường có: xôi, gà luộc nguyên con, bánh chưng, trà, rượu, trái cây, hoa tươi… cùng văn khấn mong đấng thần linh phù hộ, che chở cho gia đình khỏe mạnh, bình an.
  • Cúng gia tiên: Mâm lễ cúng gia tiên thường được chuẩn bị trang trọng trong lễ Vu Lan với cơm chay hoặc mặn, tiền vàng mã… Lễ cúng gia tiên nhằm thể hiện lòng tôn kính, mong tổ tiên đã qua đời có cuộc sống đủ đầy, sung túc như trên thế gian.
  • Cúng chúng sinh: Lễ Vu Lan trùng với ngày rằm tháng 7 nên thường kết hợp cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng thí với ý nghĩa giúp những vong hồn lang thang không nơi hương khói được hưởng lộc. Mâm cúng rằm tháng 7 cho chúng sinh được đặt riêng biệt ngoài trời với lễ vật gồm: cháo loãng, đường phèn, muối gạo, hoa quả, bánh kẹo, bỏng ngô, nhang, đèn, quần áo giấy, tiền vàng…

Nghi lễ “Bông hồng cài áo” ngày Vu Lan

Trong ngày lễ Vu Lan, các ngôi chùa ở Việt Nam thường tổ chức nghi thức “Bông hồng cài áo” cho Phật tử. Ai còn cha mẹ sẽ cài lên áo hoa hồng đỏ và những ai đã mất đi đấng sinh thành sẽ cài hoa màu trắng.

Nghi thức này được Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng qua cuốn sách của ông vào năm 1962. Hình ảnh hoa hồng cài áo từ đó đã trở thành biểu tượng của mùa Vu Lan báo hiếu trong giới Phật tử với ý nghĩa nhắc nhở mỗi người về lòng biết ơn, sự hiếu kính.

Thả đèn hoa đăng

Từ lâu, thả đèn hoa đăng đã trở thành nghi thức truyền thống trong ngày Vu Lan báo hiếu. Nghi thức còn là một phần không thể thiếu của Phật giáo, với ý nghĩa cầu siêu cho những người đã khuất. Mỗi ngọn đèn hoa đăng đều được thiết kế tỉ mỉ với ngọn nến được thắp sáng trước khi thả xuống sông, kèm theo những ý niệm tốt lành và lời nguyện cầu an lạc.

Đa dạng các mâm cỗ chay mùa lễ Vu Lan Đa dạng các mâm cỗ chay mùa lễ Vu Lan
Hà Nội: Người dân đội mưa đến chùa Phúc Khánh dự lễ Vu Lan Hà Nội: Người dân đội mưa đến chùa Phúc Khánh dự lễ Vu Lan
Thạch Thảo (TH)
Nguồn:

Tin bài liên quan

[Video] Cộng đồng người Việt tại các nước tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu

[Video] Cộng đồng người Việt tại các nước tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu

Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những lễ lớn của người theo đạo Phật, là ngày tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu cha mẹ và ông bà, tổ tiên. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống tâm linh của dân tộc Việt Nam. Dù ở trong hay ngoài nước, người Việt Nam đều mong muốn làm những việc ý nghĩa tỏ lòng biết ơn và thương yêu đến ông bà, cha mẹ.
Mâm cúng lễ Vu Lan báo hiếu gồm những gì?

Mâm cúng lễ Vu Lan báo hiếu gồm những gì?

Cúng lễ Vu Lan, các gia đình có thể dâng 3 lễ dành cho Phật, gia tiên và chúng sinh; mỗi gia đình có thể tùy theo điều kiện để chuẩn bị mâm cúng Vu Lan cho phù hợp.
Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024

Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu năm 2024

Nghi thức cúng trong lễ Vu lan báo hiếu ở mỗi địa phương khác nhau sẽ có những nghi lễ khác nhau. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 29/6 đến sáng sớm 01/7, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến 70–140mm, cục bộ có nơi trên 250mm.

Đọc nhiều

Trao nhà hữu nghị và khánh thành 3 cầu giao thông nông thôn tại Cà Mau

Trao nhà hữu nghị và khánh thành 3 cầu giao thông nông thôn tại Cà Mau

Ngày 03/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) và chính quyền địa phương tổ chức Lễ bàn giao nhà hữu nghị cho hộ nghèo tại xã Sông Đốc và khánh thành 3 cây cầu giao thông nông thôn tại xã Khánh An, tỉnh Cà Mau.
Thanh Hóa - Hủa Phăn: Gìn giữ và phát huy quan hệ hữu nghị Việt - Lào

Thanh Hóa - Hủa Phăn: Gìn giữ và phát huy quan hệ hữu nghị Việt - Lào

Ngày 03/7, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh đã tiếp bà Khamphao Ernthavanh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam cùng đoàn công tác nhân chuyến thăm tỉnh Thanh Hóa. Chuyến thăm góp phần củng cố quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Lào), đồng thời thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai địa phương trong thời gian tới.
Ghi nhận đóng góp của Đại sứ Sergio Narea trong thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam - Chile

Ghi nhận đóng góp của Đại sứ Sergio Narea trong thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam - Chile

Ngày 04/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Đại sứ Chile tại Việt Nam Sergio Narea Guzman nhằm ghi nhận đóng góp tích cực của ông trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, giao lưu nhân dân và hợp tác đa lĩnh vực giữa Việt Nam và Chile.
110 thanh thiếu niên kiều bào tham gia Trại hè Việt Nam 2025

110 thanh thiếu niên kiều bào tham gia Trại hè Việt Nam 2025

Chiều 03/7, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) đã tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về những chính sách mới của Đảng và Nhà nước liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài và chương trình Trại hè Việt Nam 2025.
An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 02/7, tại phường Rạch Giá (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động