Nghề lạ ở An Giang: Đốt chiếu thành tranh
Cờ bạc "đại náo" vùng biên: Ném tiền vào ổ bạc |
Ninh Bình: "Ném" 4 tỷ xuống ao, bắt trai nhả ngọc, 9X thu tiền tỷ |
Những nghề chỉ ở vùng giáp biên mới có |
Qua đôi bàn tay tài hoa và sự sáng tạo của người họa sĩ ngụ tại TP Châu Đốc, tỉnh An Giang, tất cả đều trở thành bức tranh vô cùng sắc sảo và sống động như thật. Chủ nhân của những tác phẩm độc lạ này là ông Võ Minh Mẫn.
Gắn bó nghệ thuật tranh vẽ gần 20 năm, họa sĩ Minh Mẫn (TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) đã từng trải qua thời gian sáng tác chủ yếu trên chất liệu Acrylit, tranh sơn dầu hay tranh đốt gỗ. Cách đây hơn 5 năm, trong một lần thấy bạn đồng nghiệp vẽ tranh trên chất liệu lạ, nên ý tưởng của ông hình thành từ đó.
Họa sĩ Minh Mẫn (TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) |
Người họa sĩ này đã quyết định chọn mãnh chiếu Uzu sần sùi và thô nhám của vùng đất An Giang, cộng với ngồi bút lửa để làm chất liệu sáng tác riêng của mình.
Giờ đây những tác phẩm của ông Minh Mẫn, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang khiến nhiều người trầm trồ, thán phục. Đặc biệt, là ở dòng tranh chân dung (Ảnh: M.A). |
Họa sỹ Minh Mẫn, cho biết: “Một tác phẩm chân dung trên chiếu Uzu có hồn là phải nhìn đôi mắt của người đó, từng nếp nhăn, sợi tóc xả ra hoặc góc nghiêng,… Người làm có thể sử dụng tông màu khác cũng được, nhưng nó không còn gọi là bút lửa nữa. Chỗ nào cần đốt đen mình phải đốt hết để tạo nên điểm nhấn như vậy, độ đậm nhạt là do bàn tay và do lửa mình tạo ra”.
Trên những chất liệu khác, bức tranh được thổi hồn thông qua từng đường cọ hay được điểm tô bằng nhiều màu sắc, thì việc đốt chiếu thành tranh lại có những nét riêng, bởi màu sắc chủ đạo trên tranh được tạo nên từ kỹ thuật đốt nóng trên chất liệu chiếu Uzu.
Theo họa sĩ Minh Mẫn, để tạo nên một bức tranh trên chiếu Uzu rất cần sự tỉ mỉ của người làm (Ảnh: M.A). |
Theo họa sĩ Minh Mẫn, để tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh, người vẽ phải trải qua nhiều công đoạn và mất nhiều thời gian, từ việc photo bản gốc, scan hình ảnh vào mãnh chiếu rồi nhìn bản gốc để đốt nhiều ngày mới có được tác phẩm hoàn chỉnh. Tùy theo kích thước và độ khó của từng bức tranh, thường phải mất từ 3-4 ngày mới hoàn thành.
Đối với tranh chiếu Uzu, ngoài việc đam mê và yêu nghề, đòi hỏi người họa sĩ phải cẩn trọng và khéo léo trong từng chi tiết, bởi đăc thù do chiếu Uzu có nhiều ô chéo đan xen lẫn nhau rất khó vẽ từng hoa văn, họa tiết. Chỉ cần bất cẩn, dù là 1 chi tiết nhỏ thì xem như hỏng cả bức tranh.
Màu sắc chủ đạo trên tranh được tạo nên từ kỹ thuật đốt nóng trên chất liệu chiếu Uzu (Ảnh: M.A). |
“Muốn làm một tấm tranh trên trên chiếu Uzu phải trải qua nhiều công đoạn như mua chiếu về phơi chiếu, phóng lên hình trên chiếu, theo mẫu hình mình đốt trên chiếu. Mỗi công đoạn, người làm phải làm tỉ mỉ chứ không thể làm bê bối cẩu thả được” - Họa sĩ Minh Mẫn bộc bạch.
Mặc dù chỉ với tông màu đen chủ đạo, những người họa sỹ tài hoa này đã khắc họa chân dung một cách sống động. Đó không chỉ là đường nét dáng vóc gương mặt, mà còn thể hiện tâm trạng, tính cách thậm chí là thần thái và tình cảm của nhân vật muốn truyền tải. Có lẽ, như một cái duyên, cảm xúc đến với người họa sỹ miền Tây này rất tự nhiên, chỉ cần nhìn vào ánh mắt, nếp nhăn hay những sợi tóc bạc,…. thì ông đã có thể cho ra những nét vẽ chân thực.
Dù đã U80 những họa sỹ Minh Mẫn vẫn đam mê sáng tạo (Ảnh: M.A). |
Ở cái tuổi 76, với họa sỹ Minh Mẫn, ngụ tại TP Châu Đốc, tỉnh An Giang vẽ tranh trên chiếu Uzu không chỉ thỏa mãn đam mê mà còn là thú vui tao nhã, góp phần để người yêu nghệ thuật hiểu và trân trọng giá trị độc đáo và mới lạ này.
Những tác phẩm của họa sỹ Minh Mẫn vô cùng phong phú về thể loại và đề tài. Nhiều tác phẩm của ông đã đạt giải thưởng cao trong các cuộc thi Mỹ thuật do Đồng bằng sông Cửu Long cũng như tỉnh An Giang tổ chức. |
Tàu biển tiền tỷ "made in" Quất Lâm |
“Tịnh Tâm Kim Cổ” ở Huế là gì? |
Cá đuối nướng sả nghệ: món ngon nhớ mãi không quên ở Cửa Đại |