Những nghề chỉ ở vùng giáp biên mới có
Ngăn chặn hoạt động buôn lậu vùng biên |
Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam |
Cô giáo vùng biên “vượt núi” đi học tiến sĩ |
Những con người đang ngày đêm "bám trụ" ở các cửa khẩu vùng biên với đủ loại nghề khác nhau.
Nghề cửu vạn
Số lượng người Việt làm cửu vạn ở các cửa khẩu khá đông. Công việc dù nhọc nhằn, vất vả nhưng cũng đã mang lại thu nhập đáng kể cho những người dân khu vực biên giới, góp phần giúp đồng bào vùng khó cải thiện đời sống.
|
Chia bình quân, một nhóm người mỗi ngày chuyển được 10 công-ten-nơ hàng, mỗi người cũng chỉ bốc vác, vận chuyển được 3 chuyến xe/ngày.
Bữa trưa, những cửu vạn kéo hàng sẽ được chủ hàng phía Trung Quốc cho 10 tệ (khoảng 35.000 đồng) để ăn cơm. Một ngày, quy ra tiền Việt, mỗi cửu vạn có thu nhập khoảng 200.000 đồng.
Tại Cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Quảng Ninh) có khoảng 30 tổ cửu vạn bốc hàng. Mỗi tổ gồm 5 đến 6 người, có 1 người được bầu làm tổ trưởng.
|
Tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái, mỗi chuyến xách hàng qua cửa khẩu cửu vạn nhận về khoảng 30.000 đồng tiền công, bình quân một ngày mỗi người làm được từ 2 - 4 chuyến.
|
Ảnh: Phạm Ngọc. |
Ở vùng biên này, còn có rất nhiều tổ cửa vạn nhọc nhằn với nghề như vậy. Mọi người nương tự vào nhau, chia sẻ khó khăn và đỡ đần nhau trong cuộc mưu sinh.
Nghề thu đổi ngoại tệ
Khu chợ đổi tiền Móng Cái 2, nằm trên địa bàn phường Trần Phú, Móng Cái (Quảng Ninh) tồn tại cách đây hàng chục năm. Năm 1995, sau khi xây 2 dãy nhà mái tôn kiên cố, Ban quản lý chợ tổ chức cho bà con vào xếp quầy, đóng thành sạp thống nhất. Đến nay chợ có hàng chục sạp với 88 hộ ký hợp đồng kinh doanh. Phần lớn các chủ sạp ở đây đều là phụ nữ.
Ở đây có thể bắt gặp cảnh nhốn nháo trao đổi ngoại tệ trước khi du khách Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam tại cầu Bắc Luân - nối cửa khẩu Móng Cái với Đông Hưng.
Nghề buôn hàng điện tử
Chợ Vinh Cơ (Móng Cái, Quảng Ninh), dân buôn bán thường gọi là chợ “điện tử của người Tàu” là khu chợ lớn nhất và gần như chỉ chuyên buôn các dòng điện thoại, đồ điện tử... Hoạt động của chợ không được tấp nập vì sự giao thương ở đây rất ít, Trung Quốc cấm biên, Việt Nam thắt chặt quản lý lữ hành, nên khó càng khó hơn.
Tuy phải làm những công việc rất đặc thù nhưng người dân sinh sống ở vùng giáp biên giới như Quảng Ninh hay bất cứ tỉnh thành nào có đường biên giới với nước bạn, vẫn trung thành với nghề dù chật vật, nhọc nhằn với cơm áo.
Quảng Ninh hiện là tỉnh duy nhất có cả cửa khẩu đường biển, đường bộ cùng với cơ sở hạ tầng giao thông tương đối đồng bộ và hiện đại, cơ chế chính sách thông thoáng, hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn theo hướng ngày càng thuận lợi cho doanh nghiệp. Đặc biệt, cùng với cửa khẩu quốc tế Móng Cái, hệ thống cảng biển, Quảng Ninh còn có 3 khu kinh tế cửa khẩu giáp biên giới với Trung Quốc. |
Xem thêm
Ghé thăm Kon Tum - tỉnh duy nhất Việt Nam có đường biên giới giáp Lào, Campuchia Là tỉnh duy nhất có đường biên giới giáp Lào, Campuchia, Kon Tum được biết đến với tên gọi "làng hồ". |
Lên Hà Giang, nhất định phải đến "nhà của Pao" "Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang" là câu thơ đế miêu tả về vị trí địa lý của tỉnh địa đầu Tổ Quốc này. Đến ... |
Ghé Lạng Sơn mà không thưởng thức vịt quay, phở chua, khâu nhục thì như chưa từng đến Lạng Sơn là vùng địa đầu của Tổ quốc, với nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, nhiều di tích văn hóa đậm ... |
Đến Đồng Tháp, ghé thăm nhà “Người tình” nổi tiếng khắp thế giới Du khách đến Đồng Tháp không thể không đến thăm khu nhà cổ ở Sa Đéc, đây là nơi mở đầu của một câu chuyện ... |
Mùa này Lý Sơn Đến đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vào những ngày cuối tháng 3, người ta có thể cảm nhận được bầu không khí sôi động của ... |
Đến Phú Quốc, không thể không mua thứ này mang về làm quà! Phú Quốc được thiên nhiên ban tặng cho một phong cảnh đẹp hiếm có, không những thế, đặc khu này còn có nhiều sản vật ... |
Có gì hay ở đảo Lý Sơn, hòn đảo được mệnh danh là Maldives của Việt Nam? Đảo Lý Sơn không chỉ nổi tiếng với món tỏi đen được coi là “thần dược” cho sức khỏe, hòn đảo này còn đang là ... |