Nghề gốm Phù Lãng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể
Các di sản bao gồm:
1. Hội đua bò Bảy Núi (tỉnh An Giang);
2. Lễ cầu năm mới, cầu mùa của người Dao (Tịu siằng thun boaù lỉu) (xã Đổng Xá, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn);
3. Lễ hội làng Diềm (xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh);
4. Lễ hội làng Đồng Kỵ (phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh);
5. Nghề gốm Phù Lãng (xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh);
6. Nghề chạm khắc gỗ Phù Khê (xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh);
7. Nghề gò đồng Đại Bái (xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh);
8. Kỹ thuật trồng lanh và dệt vải lanh của người Mông (xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang);
9. Hát Trống quân làng Bùi Xá (xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh);
10. Hát Trống quân (xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương);
11. Lễ hội Đền Hát Môn (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội);
12. Lễ hội Đền Và (phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội);
13. Nghệ thuật Chiêng Mường ở Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình);
14. Mo Mường ở Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình);
15. Hát Sấng Cọ (Hát Ví Lưu Tam) của người Sán Chay (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên).
Gốm Phù Lãng, Bắc Ninh
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Tính đến thời điểm này, toàn quốc có 153 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nam Yên