Ngày Quốc tế lao động đầu tiên ở Việt Nam diễn ra năm nào?
Hội thảo quốc tế về Nho giáo ở Việt Nam và Đông Á Ngày 23 - 24/4, Viện Triết học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: "Kinh học Nho gia ở Việt Nam và Đông Á: Di sản và giá trị". |
Việt Nam sẵn sàng đóng góp thực chất ở các diễn đàn phát triển của Liên hợp quốc Làm việc với Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề kinh tế, xã hội, Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam sẵn sàng đóng góp thực chất tại các diễn đàn phát triển của Liên hợp quốc. |
Ngày 1/5 là thời điểm lịch sử mang ý nghĩa trọng đại ở cả Việt Nam và cả thế giới. Cùng nhìn lại nguồn gốc của ngày lễ này nhé.
Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên ở Việt Nam
Tại Việt Nam, Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên được tổ chức vào năm 1930, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập - tự do - dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế - xã hội.
Ngày 1/5/1930 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử phong trào công nhân ở Đông Dương, giai cấp công nhân nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã biểu tình ngoài đường phố để biểu dương tình đoàn kết cách mạng với công nhân quốc tế, đồng thời đấu tranh trực diện với đế quốc, thực dân Pháp, đòi cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương và thực hiện luật lao động ngày làm việc 8 giờ. Đó là điểm bắt đầu cho cả cao trào 1930 - 1931 với đỉnh cao là phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh.
Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức vào năm 1930, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. |
Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 phần nhiều phải tổ chức bí mật bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp và Mặt trận Dân chủ Đông Dương, Ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Đặc biệt, ngày 1/5/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới: Thợ hoả xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo... Đây là cuộc mít-tinh lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 - 1939), một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết của nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo. Nó đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo của Đảng ta.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước ta được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22c NV/CC ngày 18/2/1946 về những ngày nghỉ Tết, lễ kỷ niệm lịch sử và lễ tôn giáo, trong đó công bố: Ngày 1/5 là một trong những ngày lễ chính thức và công nhân lao động cả nước sẽ được nghỉ 1 ngày hưởng nguyên lương. Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Ngày Quốc tế Lao động được tổ chức kỷ niệm mít tinh trọng thể tại Hà Nội với sự tham gia của 20 vạn nhân dân lao động.
Nay, Ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nguồn gốc Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Năm 1886, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: "Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ". Ngày 1/5 được chọn làm mốc bởi đây là ngày bắt đầu năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không thể kiếm cớ chối từ.
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Cuộc bãi công đầu tiên diễn ra tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mít tinh, biểu tình với biểu ngữ "Từ hôm nay, không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!". Cuộc đấu tranh ngày càng lan rộng ra khắp nước Mỹ và trên thế giới.
Cũng trong ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340.000 công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston..., hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ.
Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... Báo cáo của Liên đoàn Lao động Mỹ xác nhận: “Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc nổi dậy mạnh mẽ, toàn diện trong quần chúng công nghiệp đến như vậy”.
Ngày 20/6/1889, ba năm sau "thảm kịch" tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp), quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.
Từ đó, 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và người lao động toàn thế giới.
Năm 1920, Liên Xô (cũ) là nước đầu tiên cho phép người dân nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần dần được nhiều nước khác trên thế giới tán thành.
Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Quốc tế lao động 1/5 Ngày 1/5 hàng năm được chọn là Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Đây là thời điểm lịch sử mang ý nghĩa trọng đại ở Việt Nam và thế giới. |
Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ sẽ diễn ra tại Vĩnh Phúc Chuỗi các hoạt động như: triển lãm ảnh với chủ đề Việt Nam - Ấn Độ; trình diễn múa, lễ trồng cây và khởi động cuộc thi vẽ tranh “Những biểu tượng nổi tiếng của Ấn Độ và Việt Nam”; tổ chức Ngày Yoga Quốc tế,…sẽ diễn ra tại tỉnh Vĩnh Phúc nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ (1972 - 2022). |