Ngày một nhiều chuyên gia tin Trung Quốc sớm phải có biện pháp kích thích kinh tế
Lạm phát Trung Quốc bất ngờ chững lại
Quý 1/2023, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn kỳ vọng nhờ vào việc các biện pháp kiểm soát COVID-19 được gỡ bỏ. Tuy nhiên quá trình phục hồi kinh tế không ổn định.
|
Doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Trung Quốc đua phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo
Các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc tuyên bố họ tin AI sẽ mang đến cuộc cách mạng công nghệ mới với nhiều cơ hội, thậm chí có thể so sánh với sự kiện Internet và điện thoại thông minh ra đời.
|
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) nhiều khả năng sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng với các ngân hàng sớm hơn so với kỳ vọng khi mà quá trình phục hồi của nền kinh tế mất đà, theo kết quả khảo sát mới nhất được Bloomberg thực hiện và công bố.
Theo các chuyên gia kinh tế, PBOC được dự báo nhiều khả năng sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc còn gọi là tỷ lệ tiền mặt mà các ngân hàng cần phải giữ lại, tại nhóm các ngân hàng lớn nhất ước tính khoảng 25 điểm cơ bản trước thời điểm quý 3/2023. Trước đó, các chuyên gia đã dự báo về mốc quý 4/2023.
Nếu kịch bản trên xảy ra, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại nhóm các ngân hàng lớn nhất sẽ giảm xuống còn 10,5% từ mức 10,75% trước đó. Kết quả khảo sát cũng cho thấy các chuyên gia dự báo tỷ lệ này sẽ được duy trì ít nhất cho đến cuối năm 2024.
Quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc đã mất đà trong những tuần gần đây sau khoảng thời gian bùng nổ. Số liệu công bố vào tháng này cho thấy sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư cố định tăng trưởng chậm hơn so với kỳ vọng. Cùng lúc đó, lạm phát ở sát ngưỡng 0% và người tiêu dùng hạn chế vay tiền.
Các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg hiện dự báo GDP Trung Quốc trong năm nay sẽ tăng trưởng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với dự báo 5,6% trước đó. Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm nay.
Việc kinh tế tăng trưởng chững lại đã khiến cho thêm nhiều chuyên gia dự báo về khả năng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ phải sớm đưa ra biện pháp để hỗ trợ cho kinh tế tăng trưởng. Tính toán của các chuyên gia thuộc bộ phận nghiên cứu Bloomberg Economics cho thấy khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm 25 điểm cơ bản, kinh tế Trung Quốc sẽ được hưởng lợi nhiều hơn so với việc tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm 10 điểm cơ bản.
Các chuyên gia kinh tế cũng dự báo lãi suất thời hạn 1 năm sẽ không thay đổi trong năm nay. Họ cũng không tin lãi suất khoản vay thời hạn 1 năm sẽ được điều chỉnh, đây là loại lãi suất chuẩn áp dụng với các ngân hàng thương mại.
“Mục tiêu tăng trưởng GDP của chính phủ Trung Quốc chỉ 5% giúp cho ngân hàng trung ương sẽ có thể kiên nhẫn với mục tiêu nới lỏng chính sách tiền tệ”, chuyên gia kinh tế tại công ty chứng khoán Maybank Securities – ông Brian Lee phân tích.
Ông cho biết giới chức Trung Quốc hiện đang phụ thuộc nhiều hơn vào các trọng tâm chính sách, ví dụ như khuyến khích thêm đầu tư vào cơ sở hạ tầng và sản xuất cũng như các biện pháp nới lỏng nhắm đến lĩnh vực bất động sản.
Dưới đây là một số điểm chính trong dự báo về kinh tế Trung Quốc của bộ phận nghiên cứu Bloomberg Economics:
Triển vọng tăng trưởng GDP kinh tế quý 2/2023 được điều chỉnh giảm xuống còn 7,7% từ mức 8%, chịu áp lực bởi quá trình phục hồi không ổn định của các ngành kinh tế.
Tăng trưởng GDP năm 2024 hạ nhiệt xuống còn 4,9% và 4,6% trong năm 2025.
Tăng trưởng doanh số bán lẻ năm 2023 dự kiến sẽ chỉ còn 9,2% từ 10,2% trước đây. Các chuyên gia dự báo doanh thu bán lẻ tăng trưởng 7,3% trong năm 2024, cao hơn so với dự báo trước đó.
Sản lượng công nghiệp dự kiến tăng trưởng 5,1% trong năm nay, thấp hơn so với tính toán 5,5% trước đó.
Xuất khẩu dự kiến sẽ tăng trưởng 0,7% trong năm 2023, cao hơn dự báo trong khảo sát trước đó.
Lạm phát tiêu dùng dự kiến tăng 1,7%, thấp hơn so với dự báo 2,1% theo kỳ vọng trước đây.
Việt Nam nằm trong nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế
Tính đến 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gần 8 lần so với thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào đầu năm 2007; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện đạt khoảng 22,4 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) duy trì ở mức cao trên thế giới...
|
HSBC tin Việt Nam trong nhóm nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất châu Á năm 2023
Tính chung toàn bộ khu vực châu Á, chuyên gia HSBC không tin rằng xu thế hạ lãi suất sẽ trở nên phổ biến trong năm nay mà sẽ cần phải chờ đến đầu năm sau.
|