Trang chủ Chính trị - Xã hội
07:00 | 10/10/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Ngày Giải phóng Thủ đô trong ký ức của những nhân chứng lịch sử

Hà Nội đang tưng bừng kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2021), lòng người ai nấy đều rộn ràng niềm vui. Trong ngày này, lớp người có cơ hội được chứng kiến thời khắc lịch sử ấy lại bồi hồi kể cho con cháu nghe về một đoạn ký ức “không thể quên và không được phép quên”. Các thế hệ trẻ hôm nay chắc chắn sẽ luôn luôn nhớ về ngày này, coi đó là lời thúc giục đi lên xây dựng đất nước.

Với những người đã từng cầm súng bảo vệ Thủ đô thủa ấy và cả những người được đứng trong đoàn chào đón các chiến sĩ giải phóng trở về, thời khắc lịch sử đó mãi là một ký ức không quên.

Phóng viên Tạp chí Thời Đại đã có dịp được trò chuyện với Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng – nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh (Bộ Công an) – ông không chỉ đơn thuần là nhân chứng lịch sử chứng kiến thời khắc thiêng liêng của Hà Nội, mà còn là một trong những chiến sĩ công an đầu tiên được vinh dự vào Thủ đô ngay từ những ngày “tiền tiếp quản”.

Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục
Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh (Bộ Công an). Ảnh: Tào Đạt

Dù đã bước sang tuổi 95, nhưng Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng vẫn còn nguyên sự minh mẫn cũng như bầu nhiệt huyết của thời trai trẻ. Ký ức của những ngày lịch sử này ùa về trong câu chuyện dài mà ông dành cho chúng tôi.

Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng cho biết, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Ngày 27/7/1954, Việt Nam và Pháp thực hiện ngừng hẳn tiếng súng trên tất cả các mặt trận, đó là ngày hòa bình đầu tiên sau 9 năm kháng chiến trường kỳ…

Để thi hành nghiêm túc các nội dung của hiệp định Giơ-ne-vơ, hai nước đã tổ chức hội nghị ở Trung Giã (ngoại thành Hà Nội) để bàn bạc, quyết định các điều khoản chi tiết về công tác tiếp quản Thủ đô.

Ông chia sẻ, thời điểm đó ông là cán bộ thuộc Bộ Công an quản lý, đóng quân tại an toàn khu (ATK). Một ngày khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9/1954, ông được Tổ chức gọi lên giao nhiệm vụ, biệt phái về lực lượng Công an Hà Nội, trực tiếp tham gia công tác tiếp quản Thủ đô.

Theo đó, ông và đồng đội được sắp xếp thành đội trật tự vào Thủ đô trước để tiếp quản Ty Cảnh binh thành phố, Cảnh sát quận Nhất (nay thuộc quận Hoàn Kiếm) và Quận Cảnh sát Giao thông đường bộ.

Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng kể rằng, sáng sớm ngày 5/10/1954, đoàn của ông tập hợp hàng ngũ chỉnh tề đi từ làng Trung Giã (huyện Sóc Sơn) qua cầu Phù Lỗ. Đầu cầu phía Hà Nội có lô cốt Pháp nhưng đoàn tiếp quản ung dung đi qua hai hàng tiêu binh của Pháp, rồi bước lên 10 chiếc xe vận tải của quân đội ta xếp hàng chờ sẵn. Phía Pháp bố trí 4 xe thiết giáp, 2 xe dẫn đầu, 2 chiếc đi sau đoàn. Trên đường vào nội thành Hà Nội, rất nhiều người dân đứng hai bên đường vẫy tay chào đón.

Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng nhớ như in cảnh cả ba trụ sở cơ quan được giao nhận chỉ còn là những phòng trống rỗng với vài bộ bàn ghế đã gãy, còn lại tất cả đều bị tháo dỡ mang đi hết. Chiều 9/10/1954, viên Thanh tra Cảnh sát Pháp ký bàn giao và tiếp nhận với lực lượng của ta. Cuối cùng, ông Nguyễn Quang Phòng và các chiến sĩ của ta cũng đòi Thanh tra Cảnh sát Pháp trả lại chiếc xe Citroen là tài sản của Quận Cảnh sát Giao thông đường bộ.

Trong sáng 10/10/1954, cảnh sát Pháp và quân đội Pháp quan sát việc rút quân của họ, có quy định cụ thể từng giờ quân đội Pháp rút đi từng khu vực, từng đường phố và bao giờ cũng có một đường phố đệm để ngăn cách sự chạm mặt của quân đội Pháp và quân đội Việt Nam.

Cũng trong sáng hôm ấy, Ủy ban Quân chính Thành phố và các đơn vị quân đội nhân dân gồm cả bộ binh, pháp binh, cao xạ, cơ giới… chia làm nhiều cánh lớn đã mở cuộc hành quân lịch sử vào Hà Nội.

Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, quân ta đã trở về tiếp quản Thủ đô Hà Nội vào ngày 10/10/1954. Ảnh tư liệu
Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, quân ta đã trở về tiếp quản Thủ đô Hà Nội vào ngày 10/10/1954. Ảnh tư liệu

Khi các cánh quân tiến vào từ 5 cửa ô, đã có 20 vạn nhân dân Thủ đô náo nức trong rừng cờ đỏ sao vàng đón những đoàn quân chiến thắng trở về. Đến 15h cùng ngày, nhân dân cùng các đơn vị quân đội nhân dân tham gia tiếp quản thành phố đã dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức.

Khi nhắc lại những câu chuyện này, Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng cho hay: “Tôi cảm thấy thật sự xúc động khi mình vinh dự là một trong những chiến sĩ Công an đầu tiên được tiếp quản Thủ đô và chứng kiến tận mắt rừng cờ hoa ngày ấy”.

“Đa phần các gia đình ở Hà Nội đều có người thân tham gia kháng chiến, cho nên ngày đoàn quân trở về được người dân đặc biệt chờ đợi. Khi quân ta tiến vào Thủ đô, người dân đã đổ ra khắp mọi ngả đường để chào đón. Đó là phần chung, cái riêng của họ là đón chồng con mình đi kháng chiến trở về”, Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng nói.

Còn đối với nhà giáo, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Đạm, ký ức về ngày Hà Nội rợp sắc cờ hoa năm đó luôn là kỷ niệm đáng nhớ nhất. Ở tuổi 99, ông bồi hồi nhắc lại: "Khi đoàn quân tiến vào tiếp quản, người dân thành phố từ trong nhà đã mở cửa chạy ra đường chào đón. Khi đó, trên gương mặt ai cũng tỏ rõ niềm vui vì từ nay chúng ta đã được làm chủ”.

Ông Đạm cho biết, trước khoảng hai ngày khi Hà Nội được giải phóng, người dân trong thành phố đã bắt đầu âm thầm chuẩn bị cờ hoa để mừng chiến thắng.

Nhà giáo, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Đạm chia sẻ với phóng viên Tạp chí Thời Đại về những ngày tháng 10/1954. Ảnh: Tào Đạt
Nhà giáo, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Đạm chia sẻ với phóng viên Tạp chí Thời Đại về những ngày tháng 10/1954. Ảnh: Tào Đạt

Vượt qua cuộc chiến chống Covid-19, sẵn sàng phát triển trong giải đoạn "bình thường mới"

67 năm đã trôi qua, dù Hà Nội phải trải qua thêm cuộc chiến tranh chống Mỹ với những đau thương, mất mát và bị tàn phá nặng nề do bom đạn nhưng với tinh thần của người Hà Nội và sự ủng hộ của nhân dân cả nước hướng về, Thủ đô hôm nay đang ngày càng phát triển với những thành tự nổi bật về mọi mặt, xứng đáng là Thủ đô anh hùng.

Điều này được minh chứng qua các con số tăng trưởng trên địa bàn trong những năm qua. Ngoài ra, thành phố hiện tại cũng luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế, duy trì sự phát triển nhanh, bền vững.

Kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Viết tiếp câu chuyện của Hà Nội hôm nay và mai sau
Hà Nội ngày càng được xây dựng đẹp hơn, xưng đáng là thành phố phát triển, sáng tạo.

Tính riêng trong 9 tháng năm 2021, thành phố đã trải qua 2 giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19. Từ ngày 24/7, toàn thành phố phải trải qua 4 đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ; tình hình sản xuất, kinh doanh bị tác động tiêu cực, nhiều hoạt động bị đình trệ,...

Tuy nhiên, cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp từ thành phố đến cơ sở đã vào cuộc một cách đồng bộ, với sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, quyết tâm chiến đấu, kiên trì thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kép là “vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa tập trung phục hồi phát triển kinh tế - xã hội” và bảo đảm an sinh xã hội, đời sống của người dân.

Trên cơ sở đó, tình hình dịch bệnh trên địa bàn ở thời điểm hiện tại về cơ bản đã được kiểm soát, thành phố trở lại trạng thái “bình thường mới”, kinh tế bắt đầu có điều kiện phục hồi.

Nhiều thách thức là vậy, nhưng kết quả 9 tháng năm nay, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hà Nội ước đạt tăng 1,28% so với cùng kỳ năm 2020 (6 tháng đầu năm tăng 5,85%; quý 3 giảm 7,02%).

Bên cạnh đó, tổng thu ngân sách nhà nước của Hà Nội trong 9 tháng năm 2021 ước thực hiện 176,7 nghìn tỷ đồng, đạt 75% dự toán Trung ương giao (đạt 70,3% dự toán thành phố giao) và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2020. Chi ngân sách 9 tháng năm nay ước thực hiện 44,3 nghìn tỷ đồng, đạt 40,8% dự toán và bằng 91,3% cùng kỳ năm trước.

Mặt khác, từ đầu năm đến hết tháng 9/2021, một số ngành kinh tế của thành phố vẫn duy trì tăng trưởng, cụ thể: Tài chính, ngân hàng tăng 8,68% so với cùng kỳ năm trước; thông tin và truyền thông tăng 6,34%; khoa học công nghệ tăng 5,54%; giáo dục và đào tạo tăng 4,26%; thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng mạnh 28,13%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát tốt. CPI tháng 9 giảm 0,6% so với tháng 8 và tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020. CPI bình quân 9 tháng năm nay tăng 1,54% (9 tháng năm 2020 tăng 3,3%).

Được biết, trong Nghị quyết số 05-NQ/TU mới ban hành về “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của thành phố Hà Nội”, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố cũng vạch rõ 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025, gồm: Kịch bản cơ sở là phấn đấu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) khoảng 7,5% theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố; kịch bản 2 là phấn đấu tăng trưởng GRDP khoảng 6,5-7%, đã bám sát thực tiễn và khả năng diễn biến của dịch bệnh Covid-19.

Nhìn lại hình ảnh ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 Nhìn lại hình ảnh ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954
Ngày 10/10/1954 đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa vô cùng to lớn, mở ra một thời kỳ mới, vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Dù đã cách xa 66 năm nhưng thời khắc hào hùng ấy còn vang mãi trong lòng người dân Hà Nội.
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô 10/10
Nhằm hướng tới các sự kiện lớn sắp diễn ra như: Kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội, 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội, các con phố được trang hoàng, rực rỡ.
'Tiến về Hà Nội' - Bài hát 'tiên tri' ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 'Tiến về Hà Nội' - Bài hát 'tiên tri' ngày Giải phóng Thủ đô 10/10
"Tiến về Hà Nội" ra đời trước 5 năm ngày thủ đô Hà Nội được giải phóng hoàn toàn. Bản hào hùng ca của nhạc sĩ Văn Cao được coi là 'lời tiên tri" khi những ca từ trùng khớp ngẫu nhiên với những gì diễn ra vào ngày 10/10/1954 sau đó.
Tào Đạt
Nguồn:

Tin bài liên quan

Hà Nội đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2025

Hà Nội đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2025

Ngày 7/5, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND về kích cầu du lịch năm 2025, đặt mục tiêu đón 31 triệu lượt du khách, trong đó có 7,5 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ du lịch dự kiến đạt khoảng 130.000 tỷ đồng, đóng góp từ 8% trở lên vào GRDP của Thủ đô.
Lâm Đồng tổ chức “Ngày Văn hóa tại Hà Nội 2025” - Kết nối tiềm năng, thúc đẩy hợp tác

Lâm Đồng tổ chức “Ngày Văn hóa tại Hà Nội 2025” - Kết nối tiềm năng, thúc đẩy hợp tác

Chiều ngày 6/5, tại Hà Nội, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức họp báo giới thiệu sự kiện “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025”. Đây là hoạt động văn hóa quan trọng nhằm quảng bá những giá trị đặc trưng về văn hóa, con người và du lịch của vùng đất Đà Lạt - Lâm Đồng đến với người dân Thủ đô cũng như du khách trong và ngoài nước.
Ông Lê Văn Thơm làm Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế nông thôn

Ông Lê Văn Thơm làm Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế nông thôn

Nhà báo Lê Văn Thơm, Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Kinh tế nông thôn, được bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế nông thôn từ ngày 23/4/2025; tham gia Ban Thường vụ Hội khoá VII, nhiệm kỳ 2020-2025, từ ngày 28/4/2025.

Đọc nhiều

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

Ngày 12/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tiếp đoàn đại biểu Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) do Tiến sỹ Sabine Fandrych, thành viên Ban Lãnh đạo của FES tại Berlin (Đức) làm trưởng đoàn. Hai bên đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác phát triển trong thời gian tới.
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Các định hướng lớn về quan hệ song phương và phối hợp hành động trên trường quốc tế sẽ tạo xung lực mới mạnh mẽ cho việc phát triển và nâng tầm quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga trong giai đoạn lịch sử mới.
Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam-Belarus.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt

Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt

Tổng Bí thư nhấn mạnh Việt Nam trước sau như một coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Belarus; mong muốn tăng cường hợp tác giữa 2 nước trên tất cả các lĩnh vực, vì lợi ích chung của hai nước.
Việt Nam hoan nghênh đề xuất nối lại đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Việt Nam hoan nghênh đề xuất nối lại đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam hoan nghênh đề xuất ngày 11/5 của Tổng thống Nga Vladimir Putin về nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới