Ngày 1/4 bắt đầu phiên đối chất trước tòa của nghi can Đoàn Thị Hương
Cảnh sát áp giải Đoàn Thị Hương (giữa) rời Tòa Thượng thẩm Shah Alam ở ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 14/3/2019. (Ảnh: AFP/ TTXVN) |
Tham dự phiên tòa có đoàn Đại sứ quán Việt Nam do Đại sứ Lê Quý Quỳnh dẫn đầu, ông Đoàn Văn Thạnh - bố đẻ của bị cáo, cùng đại diện cộng đồng người Việt tại Malaysia.
Đây là phiên tòa đầu tiên của Hương có sự tham dự của một thành viên gia đình. Trước đó, ông Thạnh từng chia sẻ với hãng tin AFP rằng gia đình quá nghèo nên không thể bay tới Malaysia tham dự phiên xử và ông chỉ được gặp con gái mình tại nhà giam hồi đầu năm 2018. Đoàn Văn Bình, anh trai Hương, đã kêu gọi cộng đồng giúp đỡ gia đình mình và hy vọng em gái được xét xử công bằng.
Đoàn Thị Hương hiện là nghi phạm duy nhất còn bị xét xử tại Malaysia trong vụ sát hại công dân Triều Tiên tại sân bay Kuala Lumpur năm 2017.
Tại phiên tòa ngày 14/3 vừa qua, tòa án đã bác đơn yêu cầu thả tự do cho Đoàn Thị Hương.
Ngay sau đó, luật sư bào chữa cho Đoàn Thị Hương đã lần thứ hai viết đơn gửi Bộ Tư pháp và Tổng Chưởng lý Malaysia, tiếp tục đề nghị phía Malaysia thả tự do cho Đoàn Thị Hương như quyết định đã đưa ra đối với nghi can người Indonesia Siti Aisyah trước đó.
Dự kiến, trong sáng 1/4, tòa Thượng thẩm Shah Alam sẽ đưa ra quyết định có thả nghi can Đoàn Thị Hương hay không.
Trước đó, luật sư của Đoàn Thị Hương đã có đơn đề nghị Bộ Tư pháp và Tổng Chương lý Malaysia thả Đoàn Thị Hương sau khi nghi can người Indonesia Siti Aisyah được thả vào ngày 11/3 vừa qua. Phiên tòa tiếp tục nhận được sự quan tâm của báo giới.
Ước tính có khoảng 100 phóng viên trong nước và quốc tế đưa tin về phiên xét xử. Trong phiên tòa hồi tháng 8/2018, Tòa án cấp cao Malaysia tuyên bố đã thu thập đủ bằng chứng bị cáo Siti Aisyah, 26 tuổi, cùng bị cáo người Việt Nam Đoàn Thị Hương và 4 nghi phạm khác người Triều Tiên hiện vẫn đang lẩn trốn đã tham gia "một âm mưu được lên kế hoạch kỹ lưỡng" nhằm sát hại ông Kim Chol.
Trong thời gian qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã có nhiều nỗ lực để thực hiện công tác bảo hộ công dân, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các tù nhân.
Sau phán quyết trả tự do cho nghi phạm Indonesia, Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam Lê Thành Long chiều 12/3 đã gửi thư cho Tổng Chưởng lý Malaysia để đề nghị xem xét trả tự do cho Đoàn Thị Hương. Bộ trưởng đề nghị Tổng chưởng lý Thomas xem xét trên cơ sở đối xử pháp luật công bằng, phù hợp với quan hệ hữu nghị tốt đẹp, đối tác chiến lược giữa hai nước.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trong cuộc điện đàm cùng ngày với người đồng cấp Malaysia cũng đề nghị phía Malaysia bảo đảm xét xử công bằng, trả tự do cho công dân Đoàn Thị Hương. Đến dự phiên tòa ngày 14/3 của Đoàn Thị Hương có phái đoàn của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia dẫn đầu là Đại sứ Lê Quý Quỳnh. Đại sứ đã bày tỏ sự tiếc nuối khi tòa chưa thể trả tự do cho Hương trong ngày 14/3. Ông khẳng định đại sứ quán và chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục yêu cầu phía Malaysia đối xử công bằng với Đoàn Thị Hương và thả cô ấy càng sớm càng tốt.
Trả lời họp báo ngày 28/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp bảo hộ công dân đối với công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương. Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo hộ lãnh sự pháp lý ở mức cao nhất để đảm bảo công dân Đoàn Thị Hương được xét xử công bằng, khách quan và được trả tự do./.
Xem thêm
Malaysia hoãn phiên xét xử do bị cáo Đoàn Thị Hương có biểu hiện rối loạn tâm lý Ngày 14/3, Thẩm phán Azmi Ariffin tại tòa Thượng thẩm Salam ở bang Selangor của Malaysia thông báo tạm hoãn phiên xét xử bị cáo ... |
Vụ Đoàn Thị Hương: Xuất hiện khả năng nghi phạm Triều Tiên tự chế độc dược tại nhà Những chi tiết mới về vụ sát hại công dân Triều Tiên Kim Chol liên tục được đề cập trong phiên tòa xét xử. |
Vụ sát hại Kim Jong Nam: Phát hiện chất độc VX trên người Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah Chất độc này cũng có trong mắt, nước tiểu, máu và quần áo của nạn nhân Kim Jong Nam. |