Ngày 12/3: giá vàng trong nước và thế giới biến động nhẹ, chờ tín hiệu mới
Giá vàng trong nước
Mở cửa phiên giao dịch sáng 12/3, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng mua vào 68,40 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 70,20 triệu đồng/lượng, giữ nguyên ở cả chiều mua vào và bán ra so với đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/3. Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC duy trì ở mức 1,8 triệu đồng/lượng.
Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra ở mức 68,40 – 70,20 triệu đồng/lượng. So với chốt phiên giao dịch ngày 11/3, giá vàng tại DOJI tăng 400.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Chênh lệch giá mua – bán vàng tại DOJI duy trì ở mức 1,8 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước biến động nhẹ - Ảnh minh họa. |
Giá vàng thế giới
Đến 9h ngày 12/3 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.991 USD/ounce, giảm 6,2 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 5 trên sàn Comex New York ở mức 1.985 USD/ounce, giảm 14,6 USD/ounce so với đêm qua.
Giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ tăng 5,9 USD/ounce lên 1.997,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4/2022 trên sàn Comex New York tăng 12,2 USD lên 2.000,4 USD/ounce.
Các nhà đầu tư đã đổ xô vào các tài sản an toàn trước cuộc khủng hoảng Ukraine và thúc đẩy một đợt tăng giá của vàng, vốn đã tăng 8,5% trong hai tuần qua và tiến gần đến mức kỷ lục ghi nhận vào tháng 8/2020.
Tỷ lệ lạm phát tại Mỹ ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong 40 năm, củng cố đồn đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất vào tuần tới. Số liệu mới nhất nhất về giá tiêu dùng trong tháng 2/2022 đã tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2021, đánh dấu mức tăng cao nhất trong 40 năm qua.
Trước đó, chỉ số CPI tháng 1/2022 của Mỹ đã tăng 7,5%, đánh dấu tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số này vượt trên ngưỡng 6%.
Các nhà đầu tư hiện kỳ vọng FED sẽ nâng mục tiêu lãi suất lên mức từ 1,75% đến 2% vào cuối năm nay, cao hơn 0,25 điểm phần trăm so với dự kiến của họ vào tuần trước.
Thị trường đang chờ đợi quyết định từ kỳ họp chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) trong tuần tới, và nhiều khả năng Mỹ sẽ tăng lãi suất từ tháng 3. Đây được coi là động thái duy trì quan điểm trung hòa chính sách tiền tệ nới lỏng.
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng tiên chung châu Âu (Eurozone) năm 2022 từ mức 4,2% trước đó xuống còn 3,7%, lo ngại quá trình phục hồi kinh tế chậm lại do ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine.
ECB cũng dự báo GDP của khu vực sẽ chỉ tăng trưởng 2,8% trong năm 2023, thấp hơn mức 2,9% từng đưa ra trong dự báo trước. Dự báo tăng trưởng kinh tế Eurzone năm 2024 vẫn giữ nguyên ở mức 1,6%.
Thị trường đang đẩy giá lên mức cao kỷ lục hồi đầu tuần. Dữ liệu lạm phát tăng ở mức kỷ lục không tác động nhiều tới nhà đầu tư. Họ đang chờ đợi thông báo chính sách tiếp theo của FED vào ngày 16/3.
Ngày 9/3: giá vàng trong nước ‘đứt gãy’ đà tăng, vàng thế giới lên đỉnh lịch sử Sáng 9/3, giá vàng trong nước bị "gãy" nhịp đà tăng sau cú giảm bất ngờ. Trong khi đó, giá vàng thế giới đã tăng mạnh trong bối cảnh nước Mỹ sắp cấm hoàn toàn nhập khẩu năng lượng từ Nga bất chấp việc các đồng minh châu Âu sẽ không cùng tham gia. |
Ngày 8/3: giá vàng trong nước ‘treo cao’ kỷ lục, dự báo tiếp tục tăng Sáng 8/3, giá vàng trong nước vẫn treo cao quanh mức 73,40 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra và nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng. Trong khi đó, giá vàng thế giới có biến động mạnh sau cú tăng vọt trong phiên đầu tuần sau khi Mỹ tính cấm nhập khẩu dầu khí từ Nga và Moscow cũng có phương án khiến châu Âu giá lạnh. |