Ngành hải quan tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI trong bối cảnh dịch bệnh
Nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, đồng thời đảm bảo phòng chống dịch COVID-19, ngành Hải quan đã có nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách, đặc biệt là các cơ chế chính sách đặc thù giải quyết vướng mắc trong quá trình nhập khẩu hàng hóa phục vụ phòng chống dịch.
Đơn cử, Tổng cục Hải quan đã tham mưu trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 11/9/2021 về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.
Nhờ đó, đã thực hiện miễn thuế cho hàng hóa nhập khẩu phục vụ phòng, chống dịch là: 7,91 tỷ đồng. Miễn thuế nhập khẩu linh kiện để sản xuất máy thở và áo choàng y tế với số tiền là: 7,02 tỷ đồng. Không thu thuế GTGT đối với lô hàng 2.000 máy thở và 170.600 áo choàng y tế với số tiền là 20,19 tỷ đồng.
Tổng cục Hải quan cũng tích cực, chủ động hướng dẫn các cục, Chi cục Hải quan địa phương bố trí đủ nguồn lực để tổ chức thông quan liên tục, kịp thời, an toàn trong giai đoạn thực hiện các biện pháp phòng dịch...
CBCC Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Thanh Hóa) thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khi kiểm tra hàng hóa |
Về công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, ngành Hải quan đã trình Bộ Tài chính ban hành Công văn số 10491/BTC-TCHQ ngày 13/9/2021 gửi UBND tỉnh, thành phố, theo đó tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, nhập cảnh của doanh nghiệp.
Áp dụng hình thức miễn kiểm tra thực tế đối với các lô hàng vaccine phòng COVID-19; cho phép doanh nghiệp được đưa hàng hóa có yêu cầu bảo quản đặc biệt như thuốc, vaccine, sinh phẩm có yêu cầu nhiệt độ bảo quản từ 20 độ C-80 độ C về kiểm tra thực tế tại địa điểm bảo quản.
Tại các cửa khẩu sân bay quốc tế, ngành Hải quan chủ động tạo điều kiện thuận lợi, thông quan trong ngày các lô hàng vaccine nhập khẩu phục vụ phòng chống dịch; chấp nhận Phiếu kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc có chữ ký điện tử của nhà sản xuất khi thực hiện thủ tục hải quan nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hóa.
Đối với các khu vực phong tỏa, ngành Hải quan tạm thời không tiến hành kiểm tra việc bảo quản hàng hoá tại địa điểm bảo quản thuộc các khu vực phong tỏa cho đến khi các khu vực này được dỡ bỏ phong toả.
Riêng với mặt hàng nông sản, đặc biệt là khi mặt hàng hoa quả vào chính vụ, Tổng cục Hải quan đã kịp thời có công điện chỉ đạo các đơn vị Hải quan phối hợp với các lực lượng tại cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi, thông quan nhanh cho xuất khẩu hàng nông sản và có giải pháp tránh ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu.
Đồng thời, áp dụng công nghệ thông tin để triển khai phương án truy cập hệ thống để làm việc từ xa đối với cán bộ, công chức, viên chức hải quan đảm bảo hiệu quả công việc trong thời gian giãn cách xã hội theo yêu cầu của Chính phủ.
Ngành hải quan tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI trong bối cảnh dịch bệnh (Ảnh minh họa) |
Triển khai đồng loạt nhiều giải pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt đối với các khu vực phải thực hiện giãn cách xã hội hoặc cách ly theo quy định phòng chống dịch, cơ quan Hải quan đã triển khai đa dạng các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp.
Một giải pháp khác cũng được ngành Hải quan triển khai mạnh mẽ là công tác đơn giản, tự động hóa quy trình thủ tục hải quan, tạo thuận lợi thương mại; ứng dụng công nghệ thông tin và dịch vụ công trực tuyến...
Các giải pháp của ngành Hải quan đã góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp FDI cả nước. Kết quả, tính đến hết tháng 10 tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đạt 538,96 tỷ USD, tăng 22,5%, tương ứng tăng 99,1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu là 269,53 tỷ USD, tăng 17,3%, tương ứng tăng 39,78 tỷ USD; Nhập khẩu là 269,42 tỷ USD, tăng 28,2%, tương ứng tăng 59,3 tỷ USD.
Đồng Chủ tịch Liên minh diễn đàn kinh tế Việt Nam (VBF) Funayama Tetsu đánh giá cao vai trò của Tổng cục Hải quan, các cục hải quan tỉnh, thành phố trong việc khôi phục chuỗi cung ứng hàng hóa trong nước và quốc tế. Trong đó, Tổng cục Hải quan đã thiết lập kênh đối thoại trực tuyến để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thành viên của VBF nói riêng. Ông Funayama Tetsu mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ ngành Hải quan trong việc giải đáp vướng mắc của các doanh nghiệp.
Tháo gỡ khó khăn trong điều kiền “bình thường mới” là điều cốt lõi để giữ chân doanh nghiệp FDI Các chuyên gia cho rằng bên cạnh những giải pháp nhanh chóng kiểm soát dịch COVID-19, cơ quan quản lý cần đưa ra thêm những chính sách rõ ràng và nhất quán giữa các địa phương để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có vốn đầu tư bước ngoài (FDI) yên tâm sản xuất, kinh doanh trở lại. |
Tận dụng ưu đãi từ EVFTA là giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp FDI khôi phục sản xuất Với nhiều ưu đãi về thuế quan và được ví như “đường cao tốc” cho doanh nghiệp đến với thị trường EU, nhưng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) không hẳn tạo thuận lợi với tất cả doanh nghiệp và mọi loại hàng hóa. Tuy nhiên, nếu thay đổi và tận dụng, cộng đồng doanh nghiệp có cơ hội lớn để phát triển kinh tế và vượt qua khó khăn thời kỳ hậu COVID-19. |
Doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư Hàn Quốc đề nghị tăng tốc tiêm chủng, kiểm soát dịch linh hoạt Tiêm chủng nhanh chóng và kiểm soát dịch một cách linh hoạt là giải pháp hữu hiệu để cuộc sống trở lại bình thường, từ đó khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tại Việt Nam trong bối cảnh dịch COVID-19. |