Ngân hàng nào hút nhiều tiền gửi khách hàng nhiều nhất sau 9 tháng?
Ảnh minh họa |
Tính đến cuối quý III/2024, nhóm ngân hàng quốc doanh tiếp tục dẫn đầu về số dự tiền gửi, trong đó BIDV tạm thời dẫn đầu với hơn 1,87 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với đầu năm.
Hai ngân hàng cũng nhóm Big4 là VietinBank và Vietcombank, lần lượt giữ các vị trí thứ hai và ba với số dư tiền gửi đạt 1,51 triệu tỷ đồng và 1,43 triệu tỷ đồng, tăng 7,5% và 2,5% so với đầu năm.
Agribank chưa công bố báo cáo quý III/2024, nhưng theo báo cáo bán niên, ngân hàng này đạt mức tiền gửi 1,83 triệu tỷ đồng vào cuối tháng 6, tăng 0,9%.
Tính riêng 3 ngân hàng quốc doanh đã công bố báo cáo tài chính, số dư tiền gửi của khách hàng lên tới hơn 4,8 triệu tỷ đồng.
Hiện nay, với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất của các ngân hàng này chỉ niêm yết ở mức 4,6-4,7%/năm, trong khi nhiều ngân hàng tư nhân khác đang niêm yết ở mức tiệm cận 6%/năm.
Trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, MBBank tiếp tục dẫn đầu với số dư tiền gửi đạt 627.567 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cuối năm 2023.
Các ngân hàng như Sacombank (566.721 tỷ đồng), ACB (512.124 tỷ đồng), Techcombank (494.954 tỷ đồng), VPBank (475.782 tỷ đồng), SHB (471.799 tỷ đồng) và HDBank (397.019 tỷ đồng) lần lượt giữ các vị trí tiếp theo trong Top 10.
Xét về tốc độ tăng trưởng, không phải là các đơn vị hút tiền gửi mạnh nhất nhưng LPBank, MB, Sacombank, MSB, NCB lại là 5 cái tên tăng trưởng 2 con số về tiền gửi khách hàng.
Cụ thể, NCB là ngân hàng có mức tăng mạnh nhất, hút 90.355 tỷ đồng tiền gửi, tăng 17,6% so với đầu năm. Xếp sau là LPBank hút hơn 271.000 tỷ đồng tiền gửi, tăng 14,3%. Sacombank hút hơn 566.000 tỷ đồng, tăng 11%; MB hút hơn 627.000 tỷ đồng, tăng 10,6%.
Ngoài ra, Top 10 những đơn vị hút tiền gửi mạnh trong quý III còn có ACB với hơn 512.000 tỷ đồng tiền gửi, tăng 6,1% so với đầu năm; Techcombank với gần 495.000 tỷ đồng tiền gửi, tăng 8,9%; VPBank với hơn 475.000 tỷ đồng tiền gửi, tăng 7,6%; SHB với hơn 471.000 tỷ đồng, tăng 5,4%; HDBank với 397.000 tỷ đồng, tăng 7,1%.
Chiều ngược lại, có 3 ngân hàng ghi nhận số dư tiền gửi giảm so với đầu năm là SaigonBank, PVcomBank và ABBank.
Trong đó, ABBank giảm 8,9% tiền gửi, xuống còn hơn 91.000 tỷ đồng; PVcomBank giảm 2% tiền gửi, còn hơn 174.000 tỷ đồng và SaigonBank giảm 0,5% còn hơn 24.400 tỷ đồng. SaigonBank cũng là ngân hàng có lượng tiền gửi thấp nhất hệ thống.
Có thể thấy, mặc dù lãi suất nửa đầu năm duy trì ở mức thấp nhưng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng không ngừng tăng.
Theo dự báo của các chuyên gia, lãi suất huy động tại các ngân hàng sang quý IV đang có dấu hiệu chững lại, không còn những đợt điều chỉnh tăng liên tiếp như trong các tháng trước.
Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) dự báo, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng thương mại lớn có thể tăng thêm khoảng 50 điểm cơ bản (0,5%), đạt mức 5,2-5,5%/năm vào cuối năm 2024.
Báo cáo của Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcombank (VCBS) lại cho thấy xu hướng tăng lãi suất những tháng cuối năm sẽ gặp nhiều thách thức và có sự phân hóa giữa các ngân hàng.
Đối với nhóm ngân hàng quốc doanh, lãi suất huy động có khả năng duy trì ổn định hoặc giảm nhẹ, đặc biệt khi kinh tế chịu tác động từ những trận thiên tai gần đây.
Trong khi đó, các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động tăng nhẹ để đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ tăng trưởng tín dụng. Những ngân hàng phụ thuộc lớn vào tiền gửi khách hàng và có cấu trúc huy động vốn kém linh hoạt sẽ chịu áp lực cao hơn trong việc giữ ổn định lãi suất huy động.
“Ngân hàng có thể từ chối cho vay ngay cả khi dự án có tính khả thi và có khả năng trả nợ” Ngay cả khi có các dự án khả thi, có khả năng trả nợ nhưng có thể ngân hàng thương mại vẫn từ chối cho vay bởi có thể thời hạn vay của dự án này không phù hợp với khả năng cân đối vốn của ngân hàng. |
9 tháng, Nam A Bank báo lợi nhuận 3.323 tỷ đồng, tăng trưởng 62,4% Với kết quả này, ngân hàng đã hoàn thành 83% kế hoạch lợi nhuận của cả năm 2024. |