Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
09:15 | 02/10/2022 GMT+7

Nét đặc sắc trong lễ cưới của người Dao đỏ ở Tuyên Quang

aa
Đồng bào Dao đỏ có đời sống văn hóa, tinh thần rất phong phú. Đặc biệt, những nghi lễ, nghi thức trong đám cưới cổ truyền vẫn được người Dao đỏ ở huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) lưu truyền khá nguyên vẹn đến ngày nay với những nét đặc sắc riêng có.
Thúc đẩy quảng bá các giá trị đặc sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội Thúc đẩy quảng bá các giá trị đặc sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội
Chủ tịch UBND TP Hà Nội mong muốn, thông qua Hội thảo “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội”, sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động quảng bá các giá trị đặc sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội, Việt Nam lan tỏa trong nước và quốc tế.
Đặc sắc lễ cúng Thu Đặc sắc lễ cúng Thu
Việc tế tự tại các đình trên địa bàn TP Tuy Hòa theo phong tục truyền thống vào tháng 8 âm lịch hàng năm dưới hình thức cúng Thu là dịp bà con tề tựu về đình, cầu nguyện mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, làm ăn phát đạt; cầu cho dân giàu nước mạnh, Nhân dân được bình yên và cầu siêu cho các vị tiền nhân, anh hùng liệt sĩ đã có công xây dựng vùng đất thế hệ hôm nay thừa hưởng với lòng biết ơn sâu sắc.

Theo truyền thống trước đây, lễ cưới của người Dao đỏ ở Tân Thành thường diễn ra trong 3 ngày 3 đêm nhưng nay đã được rút ngắn lại theo nhịp sống văn hóa mới. Lễ diễn ra 1 ngày 1 đêm ở nhà trai, còn nhà gái chỉ tổ chức 1 bữa ăn vui vẻ đưa cô dâu về nhà chồng.

Với người Dao Đỏ ở huyện Hàm Yên trước đây cũng như hiện nay, dù do cha mẹ sắp đặt hay đôi bạn trẻ tự tìm hiểu, yêu thương nhau rồi đi đến quyết định hôn nhân thì bao giờ cũng phải nhờ thầy xem tuổi. Khi hợp tuổi rồi, để tiến tới làm đám cưới, theo già Triệu Văn Chiến ở xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang thì một thủ tục bắt buộc nữa của người Dao đỏ là phải nhờ thầy chọn ra ngày, giờ tốt để làm lễ cưới với mong muốn mang hạnh phúc cho đôi trẻ.

net dac sac trong le cuoi cua nguoi dao do o tuyen quang hinh anh 1
Chuẩn bị đi đón dâu

Để tiến tới tổ chức lễ cưới, nhà trai phải sang nhà gái ít nhất 3 lần. Lần đầu tiên đi ăn hỏi thì nhà trai không phải mang lễ vật gì. Người đi hỏi (tức là ông bà mối) do bố mẹ chàng trai lựa chọn phải là người am hiểu phong tục, tập quán, nói năng lưu loát và phải là người có đức độ, liêm khiết, có uy tín với bà con dân làng. Sau khi ướm hỏi nếu được bên nhà gái nhất trí thì mới về báo gia đình nhà trai chuẩn bị. Lần thứ hai là lễ ăn hỏi. Đến lần thứ 3 là mang lễ vật gồm thịt lợn, gà, gạo, rượu sang để cho nhà gái chuẩn bị tổ chức lễ cưới.

Ngoài ra, lễ vật còn nhiều sính lễ khác và tùy thuộc vào mỗi gia đình. Có những gia đình thường đưa ra những yêu cầu rất cao (trước đây gọi là thách cưới) như bạc trắng lên tới 100 đồng và kèm theo đó là mấy tạ lợn, quần áo, đồ trang sức… Tuy nhiên hiện nay, theo nếp sống văn hóa mới, việc thách cưới đã giảm, chỉ mang tính tượng trưng. Nếu không có bạc trắng thì có thể quy đổi ra tiền mặt.

Nét đặc sắc nhất trong đám cưới của người Dao đỏ ở Hàm Yên là lễ đón dâu. Lễ này diễn ra diễn ra nhiều thủ tục, mỗi thủ tục chứa đựng các giá trị về văn hóa tinh thần cũng như lịch sử của người Dao đỏ.

Nghi lễ đón dâu bắt đầu từ bên nhà trai, đoàn đón dâu bao giờ cũng phải đi lẻ gồm ông bà mối, chú rể, phù rể, những người phục vụ gồng gánh lễ vật, của hồi môn và đoàn nhạc gồm kèn, trống, chiêng, chũm chọe, thanh la sang nhà gái. Trên đường đi qua các thôn bản, người thổi kèn thổi các bài ca chào mọi người người dân ở các thôn bản. Ông Đặng Chà Chiu, thầy kèn xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên cho biết: “Hôm đám cưới nhà trai đi đón nhà gái, thổi kèn đi đón dâu. Các cụ đời cha truyền rồi, đám cưới thổi kèn mới vui, đồng thời chúc cho đôi nam nữ hạnh phúc mãi mãi, làm ăn phát đạt, sau này sinh con mẹ tròn con vuông”.

Nét đặc sắc trong lễ cưới của người Dao đỏ ở Tuyên Quang
Dặn dò trước khi con gái về nhà chồng.

Đến cổng nhà gái, ông mối nhà trai có lời thưa để xin phép vào nhà làm lễ. Sau khi được nhà gái đồng ý, đoàn nhà trai sẽ vào để làm nghi lễ đón dâu về nhà chồng. Theo phong tục, trên đường đón dâu về, cô dâu được trùm một tấm khăn màu đỏ đen, người phù dâu dùng khăn che mặt cho cô dâu. Người Dao đỏ quan niệm, trong lễ rước dâu cô dâu không được nhìn thấy ánh nắng mặt trời bởi sợ mất vía, sẽ không gặp may trong đời sống sau này. Chú rể cũng không được nhìn mặt cô dâu cho đến khi thực hiện xong các nghi lễ cúng tạ tổ tiên.

Trước khi đến nhà chú rể, cô dâu phải trải qua nghi lễ giải hạn do nhà trai tổ chức. Ông Triệu Phù Sinh, xã Tân Thành cho biết thêm: “Đón dâu về đến dọc đường phải khái quan, với mục đích là để xua đi những cái xấu. Khái quan xong thì mai sau sinh con trai, con gái nó mới mạnh khỏe. Sau đó mới đến các nhạc kèn trống, trước khi đưa cô dâu vào nhà trai phải vòng 3 vòng”.

Nét đặc sắc trong lễ cưới của người Dao đỏ ở Tuyên Quang
Chuẩn bị nhạc cụ để đi đón dâu.

Khi đoàn đưa dâu đến gần nhà trai sẽ phải nghỉ chân trên đường, chờ người dẫn đường của nhà trai về báo trước. Nhà trai sẽ cử một đoàn kèn, trống và ông chủ lễ ra cổng đón. Trong lúc hai bên gặp nhau thường diễn ra cuộc hát đối đáp và mời nhau uống rượu.

Đến nhà trai, đoàn rước dâu phải đợi giờ tốt, đợi thầy cúng làm lễ báo với tổ tiên thì mới được vào nhà. Đến giờ làm lễ, cô dâu đứng trước bàn thờ đợi chú rể được đại diện nhà trai dắt ra với chiếc khăn chùm đầu giống hệt với chiếc khăn của cô dâu. Lúc này thầy cúng, người được xem là chủ lễ trong đám cưới bắt đầu các nghi lễ.

Sau lễ cưới 30 ngày, đôi vợ chồng trẻ sẽ mang gà, rượu về nhà ngoại để lại mặt. Theo phong tục, trong phạm vi 30 ngày đó, cô dâu chỉ làm việc trong nhà, không được đi thăm hỏi các nhà trong họ, trong làng, không được về nhà mẹ đẻ.

Nét đặc sắc trong lễ cưới của người Dao đỏ ở Tuyên Quang
Mẹ chuẩn bị trang phục, tặng vòng cổ và dặn dò con gái trước khi nhà trai đến đón dâu.

Một trong những điểm nhấn trong lễ cưới của người Dao đỏ chính là trang phục của cô dâu với khăn, mũ và áo trong sự kết hợp của sắc màu, sự tinh xảo trong từng đường thêu hoa văn thổ cẩm truyền thống do chính cô dâu tự làm trước đó. Trang phục của cô dâu cũng thể hiện sự khéo léo, tinh tế của người con gái Dao đỏ. Cô dâu Phàn Thị Nguyệt ở xã Tân Thành chia sẻ: “Bộ trang phục cô dâu chúng em phải chuẩn bị một năm và thêu tay hết. Từ khi nhà trai đám hỏi xong là thêu, đến khi mình thêu hết là có thể tổ chức đám cưới”.

Cùng với trang phục, khi được rước dâu về nhà chồng, cô dâu Dao đỏ nào cũng đeo đôi vòng bạc trên cổ. Đây là món quà quý nhất của bố mẹ cho con gái, là biểu tượng tinh thần, là sự chăm sóc và luôn ở bên con, là động lực để con gái vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

net dac sac trong le cuoi cua nguoi dao do o tuyen quang hinh anh 5
Cô dâu Dao đỏ phải trùm khăn khi rước dâu

Cùng với cô dâu, trong ngày cưới chú rể cũng mặc những bộ trang phục truyền thống. Khi đi rước dâu về, tấm khăn cũng là một thứ không thể thiếu để đón vợ. Bởi tấm khăn là biểu tượng của sự kết nối hạnh phúc bền chặt của đôi trẻ trao cho nhau trong ngày cưới.

Trong tiếng nhạc kèn pí lè, tiếng trống, tiếng thanh la vui nhộn và những bộ trang phục Dao đỏ sặc sỡ sắc màu, đoàn người rước dâu hân hoan nối dài như sợi dây tơ hồng gắn kết tình yêu của họ hòa cũng những lời chúc phúc cho cuộc sống hạnh phúc bền lâu của đôi trẻ.

Đặc sắc ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đăk Hà, Kon Tum Đặc sắc ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đăk Hà, Kon Tum
Đặc sắc lễ mừng cơm mới ở miền quê cổ tích Ngọc Chiến Đặc sắc lễ mừng cơm mới ở miền quê cổ tích Ngọc Chiến
Theo Thu Hà/VOV2
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt kiều về  Giỗ Tổ và tìm cơ hội đầu tư tại Phú Thọ, Tuyên Quang

Việt kiều về Giỗ Tổ và tìm cơ hội đầu tư tại Phú Thọ, Tuyên Quang

Đoàn 50 kiều bào từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ vừa tham dự Giỗ Tổ Hùng Vương và tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang.
GNI phối hợp lan tỏa nét đẹp đầu Xuân tại Tuyên Quang

GNI phối hợp lan tỏa nét đẹp đầu Xuân tại Tuyên Quang

Ngày 1/3/2025, tổ chức GNI phối hợp với UBND huyện Sơn Dương tổ chức Hội thi “Dê khỏe - Dê đẹp - Chăm dê khéo” lần thứ 3 tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng, mừng Xuân” diễn ra tại nhiều địa phương

Chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng, mừng Xuân” diễn ra tại nhiều địa phương

Trong không khí hòa chung cùng khắp mọi miền tổ quốc đón chào năm mới Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tối 28/1 (tức 29/12 Âm lịch) đã diễn ra nhiều chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng, mừng Xuân” đặc sắc tại nhiều địa phương.

Các tin bài khác

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt qua lăng kính học giả Pháp

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt qua lăng kính học giả Pháp

Cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” của học giả Pháp Gustave Dumoutier khám phá đời sống tinh thần của người Việt thế kỷ XIX
[Ảnh] Lễ cúng Rằm tháng Giêng - Nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam

[Ảnh] Lễ cúng Rằm tháng Giêng - Nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam

Mỗi dịp Rằm tháng Giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, theo phong tục truyền thống, mỗi gia đình Việt đều chuẩn bị mâm cỗ cúng thành kính dâng lên tổ tiên và các đấng thần linh, thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đối với những người đi trước và cầu mong một năm mới an lành, may mắn.
[Ảnh] Tái hiện lễ hạ nêu, khai ấn trong cung đình Huế

[Ảnh] Tái hiện lễ hạ nêu, khai ấn trong cung đình Huế

Ngày 4/2, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu ở sân Triệu Miếu và Thế Miếu bên trong Đại nội Huế, đánh dấu kết thúc Tết Nguyên đán năm Ất Tỵ.
"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" - những ẩn ý của người xưa

"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" - những ẩn ý của người xưa

Tập tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” vào dịp Tết Nguyên đán có từ lâu đời, chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống của cha ông ta và vẫn giữ nguyên giá trị đến tận ngày nay.

Đọc nhiều

Trao gần 400 triệu đồng hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả sau động đất

Trao gần 400 triệu đồng hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả sau động đất

Ngày 17/4 tại Hà Nội, Đoàn Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar (Hội) do ông Chu Công Phùng, Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đại sứ quán Myanmar tại Việt Nam trao số tiền 392.372.084 triệu đồng nhằm hỗ trợ nhân dân Myanmar khắc phục hậu quả trận động đất nghiêm trọng xảy ra ngày 28/3 vừa qua.
SNV: Đại sứ cho quan hệ nhân dân Việt Nam - Hà Lan

SNV: Đại sứ cho quan hệ nhân dân Việt Nam - Hà Lan

Ngày 16/4, tại Hà Nội, tổ chức phi chính phủ SNV tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hoạt động tại Việt Nam. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hùng nêu rõ: "Bằng cách đưa những người bạn Hà Lan và quốc tế đến Việt Nam và đưa câu chuyện về Việt Nam ra thế giới, SNV và các tổ chức phi chính phủ Hà Lan là đại sứ cho quan hệ giữa nhân dân hai nước trong nhiều năm qua".
Giao lưu hữu nghị Việt Nam - Cuba kỷ niệm 64 năm chiến thắng Giron

Giao lưu hữu nghị Việt Nam - Cuba kỷ niệm 64 năm chiến thắng Giron

Ngày 16/4 tại tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba phối hợp với Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam tổ chức Chương trình Gặp mặt hữu nghị Việt Nam - Cuba nhân kỷ niệm 65 năm quan hệ ngoại giao (1960 - 2025) và 64 năm chiến thắng Giron (1961 - 2025).
Phát hành hồi ký “Gia đình, bạn bè và đất nước” của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình

Phát hành hồi ký “Gia đình, bạn bè và đất nước” của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn hồi ký “Gia đình, bạn bè và đất nước” của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình.
Giao lưu "Khăn hồng hữu nghị" gắn kết thiếu nhi biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Giao lưu "Khăn hồng hữu nghị" gắn kết thiếu nhi biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Tham quan Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, vẽ nón lá Việt Nam, làm gốm sứ... là những hoạt động Đoàn đại biểu thiếu nhi Trung Quốc được tham gia trải nghiệm tại Chương trình giao lưu "Khăn hồng hữu nghị thiếu nhi biên giới Lạng Sơn (Việt Nam) - Quảng Tây (Trung Quốc)" diễn ra ngày 16/4 tại tỉnh Lạng Sơn.
Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Sáng 16/4, Biên đội Tàu 015-Trần Hưng Đạo và Tàu 016-Quang Trung (Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân) cùng đoàn công tác Hải quân Việt Nam đã rời Quân cảng Bắc Hải (Trung Quốc), tham gia tuần tra liên hợp lần thứ 38 trên vịnh Bắc Bộ với Hải quân Trung Quốc.
[Ảnh] Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tô son cột mốc biên giới Việt - Trung

[Ảnh] Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tô son cột mốc biên giới Việt - Trung

Sáng 16/4, tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã thực hiện nghi thức tô son cột mốc biên giới trước khi dẫn đầu đoàn đại biểu sang Trung Quốc tham dự Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9.
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Ngày 17/4, các khu vực trên cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng diện rộng. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất lên tới 35 độ C.
Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng tăng kỷ lục khi tiếp tục được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD và lực cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Chương trình Thương hiệu quốc gia được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003 và giao Bộ Công Thương chủ trì triển khai, là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất ở cấp quốc gia.
Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 12/4 bộ phận không khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam, gây mưa ở nhiều khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD

Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng và “xô đổ” kỷ lục đạt được trước đó không lâu.
Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 5/4, không khí lạnh tăng cường về miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, lệch đông, chủ yếu gây mưa, trời chỉ lạnh về đêm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

Phiên bản di động