Nạn nhân da cam cần có thêm sinh kế để không phụ thuộc vào gia đình và xã hội
Tòa án Evry đã không bảo vệ công dân Pháp khi bác vụ kiện đòi công lý cho nạn nhân da cam Đây là ý kiến đáng chú ý của Luật sư Quách Thành Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Trưởng ban Kiểm tra, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sau khi Tòa Đại hình Evry của Pháp quyết định không thụ lý các yêu cầu của bà Trần Tố Nga về vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ đòi công lý cho các nạn nhân da cam. |
Tôi vẫn tin công lý sẽ đến với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam Đây là nhận định của ông Hoàng Công Thuý, Nguyên Tổng thư kí Hội Việt -Mỹ. Ông từng là Phó trưởng Đoàn nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã sang Mỹ tham dự phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm New York năm 2007. |
Nạn nhân da cam có thêm sinh kế để không phụ thuộc vào gia đình và xã hội |
Vương Thị Quyên (sinh năm 1989), sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Bình và là con gái út trong gia đình có 4 anh chị em. Bố Quyên tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở vùng Đông Nam bộ và Tây nguyên, nơi Mỹ đã rải chất độc hóa học. Ban đầu, Quyên sinh ra bình thường và khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Nhưng năm lên 9 tuổi Quyên được phát hiện bị u gù, cong vẹo cột sống bẩm sinh do bị nhiểm chất độc da cam di truyền từ bố.
Từ khi phát hiện bệnh, gia đình Quyên đã chạy chữa nhiều nơi nhưng không có cách nào chữa khỏi. Bắt đầu từ đó, cơ thể Quyên luôn bị những cơ đau hành hạ, càng ngày cơ thể càng gầy gò ốm yếu và khối u trên lưng cũng dần phát triển theo, các đốt xương khớp, cột sống càng đau nhiều hơn khiến việc đi lại khó khăn.
“Lúc đó, tôi còn nhỏ nên chưa nghĩ, cảm nhận được mình sẽ gặp những khó khăn gì ở phía trước, nhưng càng lớn thì khối u càng phát triển nên tôi lại càng phải đối mặt và cảm nhận được những tổn thương khi nghe những lời nói dè bỉu, họ nhìn tôi với ánh mắt khinh thường, xa lánh và còn gọi tôi là “con khuyết tật”, “con gù”. Lúc đó, tôi rất buồn, xấu hổ, cảm thấy tuyệt vọng và sợ hãi mỗi khi ra ngoài”, cô gái chia sẻ.
Tuy vậy, cô gái ấy luôn cố gắng giữ cho mình suy nghĩ tích cực, sống lạc quan để yêu đời hơn. Tiếp xúc lâu dần, bạn bè mọi người cũng có cái nhìn thiện cảm và giúp đỡ Quyên nhiều hơn. Đặc biệt, Quyên là người rất ham học. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Quyên theo học trung cấp tin học tại Đại học Quảng Bình. Sau khi ra trường, Quyên được nhận vào làm việc lại Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Sau hơn 1 năm làm việc, Quyên nhận được học bổng du học ngành Báo chí – Truyền thông tại trường Đại học NIILM - Ấn Độ theo chương trình “Tìm kiếm tài năng nữ sinh trẻ” của Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ấn Độ phối hợp tổ chức.
Quyên chia sẻ, "Thời gian ở Ấn Độ là khoảng thời gian cô gặp nhiều khó khăn nhất, mọi thứ đều mới lạ và khác biệt về văn hóa, ẩm thực, khí hậu... Sức khỏe lại yếu nên Quyên dễ bị ốm hơn. Sau 3 năm Quyên tốt nghiệp ra trường và quay trở về làm việc tại Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Quảng Bình trong 1 năm".
Hiện tại Quyên đang công tác tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam. Công việc ở Trung tâm của Quyên là văn thư, kiêm giáo viên dạy Tin học cho con, cháu của nạn nhân da cam và cũng là là nạn nhân thế hệ F2, F3.
Một lớp học Tin của cô giáo Vương Thị Quyên. |
Nhớ về những kỷ niệm trong lớp học của mình, Quyên chia sẻ câu chuyện ấn tượng nhất trong khóa học năm 2019-2020, trong lớp có học viên tên Hằng, sinh năm 1979 quê ở Ninh Bình không biết đọc, biết viết nên khó khăn để học được tin học. Vì thế trước khóa học, Quyên đã nghĩ ra phương pháp mới để dạy chữ và số cho chị Hằng. Chị Hằng không thể nhớ những con chữ, không thể đếm số được nên Quyên đã dạy chị đếm số bằng cách đếm tiền. Cô đưa cho chị Hằng 1 tập tiền tờ 1 nghìn, và 2 nghìn đồng tập cho chị tập đếm từ 1 đến 100. Còn chữ viết Quyên dạy chị theo bảng chữ cái như học sinh bắt đầu học chữ. Nhờ kiên trì, chị học viên của Quyên đã đếm được số, tự viết được tên của mình và biết ghép chữ để đọc.
“Tôi muốn dạy tin học cho các bạn khác, để khi hoàn thành khóa học ra ngoài xã hội các bạn có thể tự kiếm được việc làm hoặc có tự tạo cho mình công việc bằng kiến thức đã được học. Thật sự, nạn nhân da cam chính là người khuyết tật, vì vậy rất khó kiếm được việc làm, vì ngoại hình, sức khỏe. Vì không có công việc, không có tiền nên các nạn nhân da cam bị người khác chê cười, khinh thường, thậm chí từ cả những người thân trong gia đình. Bản thân tôi học ngành tin học ra trường đi xin việc nhiều nơi nhưng không ai nhận. Vậy nên tôi rất mong muốn truyền dạy lại cho các bạn ấy một số kỹ năng mà mình đã học được để họ có thể kiếm được công việc phù hợp với sức khỏe, nhằm tạo ra thu nhập chi tiêu cho bản thân để không phụ thuộc vào gia đình và xã hội”, Vương Thị Quyên chia sẻ.
Chuyên viên Trung tâm Bảo trợ xã hội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam Vương Thị Quyên tham gia cùng Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo trực tuyến "Những nạn nhân chiến tranh và người còn sống sót sau vũ khí hủy diệt hàng loạt", Diễn đàn nhân dân Á - Âu lần thứ 13 (AEPF 13) ngày 18/5/2021. |
Hiện tại, cô gái Vương Thị Quyên vẫn hàng ngày dạy học, tham gia chia sẻ tích cực tại các hội thảo trong nước và quốc tế, các buổi trò chuyện với các nạn nhân da cam khác để góp phần giúp đỡ, sẻ chia với các nạn nhân.
Infographic: Hành trình đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam của bà Trần Tố Nga Bà Trần Tố Nga, 79 tuổi, mang hai quốc tịch Pháp - Việt, chịu nhiều căn bệnh do hậu quả chất độc da cam/dioxin. Hàng chục năm qua, vượt lên nỗi đau số phận, khó khăn trong cuộc sống và muôn vàn trở ngại từ nhiều phía, bà kiên trì đòi hỏi công lý cho hàng nghìn nạn nhân chất độc da cam/dioxin. |
Công lý cho nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Bà Trần Tố Nga, 79 tuổi, mang hai quốc tịch Pháp - Việt, chịu nhiều căn bệnh do hậu quả chất độc da cam/dioxin. Hàng chục năm qua, vượt lên nỗi đau số phận, khó khăn trong cuộc sống và muôn vàn trở ngại từ nhiều phía, bà kiên trì đòi hỏi công lý cho hàng nghìn nạn nhân chất độc da cam/dioxin. |