Nậm Pồ (Điện Biên) tô thắm tình hữu nghị Việt - Lào
Điện Biên tô thắm hữu nghị Việt - Lào Gìn giữ, tiếp nối và phát huy truyền thống hữu nghị Việt - Lào, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào đã có nhiều hoạt động hợp tác toàn diện, không ngừng vun đắp mối quan hệ giữa hai Quốc gia. |
Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Điện Biên: phát triển các chi hội kết nghĩa với Lào Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Điện Biên vừa tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2022-2027 vào ngày 12/5. |
Là huyện vùng cao biên giới Nậm Pồ có đường biên giới dài 119,7 km tiếp giáp với 3 huyện Mường Mày, Săm Phằn, Phong Sa Ly (tỉnh Phong Sa Ly, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào). Huyện có 8 trong tổng số 15 xã và 49 bản tiếp giáp với các cụm bản của nước bạn.
Ngày 15/5, huyện Nậm Pồ tiếp tục khai trương lối mở Nậm Đích - Huổi Hịa (Phong Sa Ly), góp phần tạo điều kiện cho nhân dân hai bên thăm thân, đi lại và trao đổi hàng hóa |
Theo ông Bùi Văn Luyện - Phó Bí Thư, Chủ tịch UBND huyện, phát huy truyền thống đối ngoại đoàn kết hữu nghị lâu đời của hai nước láng giềng Việt Nam - Lào, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang, nhân dân huyện Nậm Pồ luôn coi trọng công tác đối ngoại với các huyện tiếp giáp của nước bạn để cùng phát triển bền vững.
Ngay khi thành lập huyện Nậm Pồ đã mời lãnh đạo 3 huyện Mường Mày, Săm Phằn, Phong Sa Ly, (tỉnh Phong Sa Ly) sang thăm, Hội đàm và chính thức thiết lập quan hệ thường niên. Từ đó, đến nay Nậm Pồ luôn giữ mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với các địa phương trên. Thường xuyên tổ chức các đợt thăm thân và Hội đàm. Thông qua các đợt Hội đàm hai bên đã cùng thống nhất ký kết vào biên bản ghi nhớ, thống nhất hành động trên các lĩnh vực an ninh trật tự trên tuyến biên giới, phát triển kinh tế - xã hội.
Hàng năm huyện luôn duy trì được các đợt thăm và Hội đàm với 3 huyện Mường Mày, Săm Phằn, Phong Sa Ly. |
Ngoài việc giữ mối liên hệ ở cấp chính quyền huyện thì các đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã thường xuyên phối hợp với các đơn vị chức năng của bạn Lào tiến hành tuần tra song phương, hội đàm trao đổi thông tin với bộ đội Lào và nhân dân các cụm bản giáp gianh.
Bên cạnh, các đồn biên phòng thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, giúp người dân vùng giáp biên tu sửa nhà trạm, xây dựng trang trại, vườn rau, ao cá,…phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Mặt khác, các Trạm y tế xã và Trung tâm y tế huyện đã khám và điều trị cho hơn nghìn lượt bệnh nhân của huyện Mường Mày.
Không chỉ vậy, hàng năm cấp ủy, chính quyền cấp xã, cụm bản biên giới của hai bên tổ chức hội đàm luân phiên để trao đổi thông tin các vấn đề phát sinh khu vực biên giới, từ đó đề ra biện pháp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm về Hiệp định, Quy chế biên giới.
Các xã hai bên thường xuyên có buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ và thể thao |
Theo ông Bùi Văn Luyện chia sẻ: Đặc biệt, phong trào “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” huyện đã phối hợp với các địa phương của nước bạn tổ chức cho nhân dân bản giáp biên giới kết nghĩa với nhau. Thông qua, hoạt động kết nghĩa đã nâng cao nhận thức cho nhân dân khu vực biên giới hai nước về bảo vệ biên giới, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
Cũng từ hoạt động kết nghĩa nhân dân hai bên đã đăng ký tự quản, bảo vệ hàng chục km đường biên, cột mốc, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc đấu tranh ngăn chặn tội phạm, đảm bảo an ninh khu vực biên giới.
Nậm Pồ (Điện Biên) phát triển đảng viên vùng có đạo Bằng nhiều cách làm hay, huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên đã cơ bản giải được bài toán khó về công tác phát triển đảng viên ở vùng có đạo. Đã xóa được “khoảng trống” trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng nói chung và công tác phát triển đảng viên ở vùng có đạo nói riêng. |
Rộn ràng chợ phiên vùng biên Mặc dù, là chợ tự phát và họp vào chủ nhật hàng tuần những chợ phiên Ham Xoong xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã trở thành địa điểm thu hút nhiều người dân, du khách thập phương tới thăm quan mua bán, trao đổi nông sản địa phương. |