Năm 2023: Viện Khổng Tử (Đại học Hà Nội) tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Trung HSK trở lại
Phạm Lý 28/01/2023 20:56 | Cần biết


![]() |
Thí sinh thi trên máy tính tại Điểm thi Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội. |
Địa điểm tổ chức thi là Trường Đại học Hà Nội, Km 9, Đường Nguyễn Trãi, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Chứng chỉ được cấp có tên gọi là HSK Examination Score Report. Thời hạn hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Trung HSK là 5 năm tính từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành.
Trước đó, Trường Đại học Hà Nội đã được phép tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Trung HSK trở lại sau ba tháng tạm ngưng để hoàn thành Đề án theo quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT.
Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội là đơn vị do Trường Đại học Hà Nội ký Thỏa thuận hợp tác thành lập với Tổng bộ Viện Khổng Tử/HANBAN thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây,Trung Quốc. Viện được gắn biển và đi vào hoạt động từ năm 2014. Viện đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: đào tạo tiếng Trung Quốc, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa Trung Hoa với những sự kiện tiêu biểu như Cuộc thi Nhịp cầu Hán ngữ dành cho học sinh, sinh viên; tuần lễ Văn hóa Trung Quốc, ngày Viện Khổng Tử, cuộc thi Tài năng học sinh, sinh viên tiếng Trung, Giao lưu thanh niên Việt – Trung và văn hóa Nho gia…, góp phần tăng cường tình hữu nghị nhân dân hai nước Việt – Trung, nhất là thế hệ trẻ.
HSK là cuộc thi do HANBAN/Tổng bộ Viện Khổng Tử - một tổ chức phi chính phủ liên kết với Bộ Giáo dục nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tổ chức tổ chức nhằm kiểm tra trình độ ngôn ngữ tiếng Trung cho người muốn đến Trung Quốc học tập và làm việc. Thành tích thi HSK có thể đáp ứng các nhu cầu đa dạng và cung cấp thông tin tham khảo cho các mục đích sau: (1) Các cơ sở đào tạo lấy thành tích thi HSK để tuyển sinh đầu vào đại học và sau đại học, tiến hành chia lớp phù hợp theo trình độ/năng lực ngoại ngữ, miễn giảm môn học, và công nhận số tín chỉ/học phần thay thế tương ứng; (2) Cơ quan sử dụng lao động căn cứ vào thành tích HSK để phục vụ công tác tuyển dụng, đào tạo và đề bạt nhân sự, điều chỉnh chính sách đãi ngộ của cơ quan đối với cán bộ, nhân viên; (3) Người học tiếng Trung hiểu rõ và nâng cao khả năng ứng dụng tiếng Trung của mình; (4) Các đơn vị và cơ sở đào tạo tiếng Trung có liên quan đánh giá hiệu quả của việc giảng dạy hoặc đào tạo của mình; (5) Thành tích thi HSK còn là điều kiện tiên quyết để xin học bổng Chính phủ Trung Quốc, học bổng Giáo viên tiếng Trung quốc tế (trước đây gọi là “Học bổng Viện Khổng Tử” ) và tham gia “Trại hè/Trại đông Hán ngữ” tại Trung Quốc. Chứng chỉ HSK cũng là điều kiện để các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng sử dụng trong công tác tuyển nhân sự, đánh giá năng lực của người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc hoặc môi trường làm việc cần sử dụng tiếng Trung. Ngoài ra, chứng chỉ còn được sử dụng để đánh giá người học đạt chuẩn đầu vào hoặc đầu ra một số chương trình đào tạo như đại học, sau đại học của các cơ sở đào tạo ở Việt Nam. |


Truyền hình
Đáng chú ý
Ẩm thực Malaysia hấp dẫn thực khách bởi yếu tố giao thoa văn hóa

Bài viết mới
Từ 15/4 sẽ cấp phát hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ mẫu mới

5 tiêu chí lựa chọn công việc sai lầm, bạn có đang mắc phải?

Chuyên đề

Giao lưu hữu nghị quốc tế năm 2023

Quan hệ Việt Nam-Australia từ góc nhìn đối ngoại nhân dân

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.