Năm 2020 có 78.641 lao động đi làm việc tại nước ngoài
Tuyển dụng người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam cần chú ý điều gì? Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. |
Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hiệu lực từ 15/2 Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. |
Theo đó, trong tổng số 78.641 lao động đi làm việc tại nước ngoài có 28.786 nữ. Đạt 60,5% kế hoạch được giao năm 2020 (130.000 lao động), bằng 112,3% kế hoạch đã điều chỉnh của năm (70.000 lao động) do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Số liệu lao động xuất cảnh của một số thị trường chính như sau: Nhật Bản: 38.891 lao động (15.900 nữ); Đài Loan: 34.573 lao động (12.452 nữ); Hàn Quốc: 1.309 lao động (44 nữ); Rumani: 924 lao động (113 nữ); Ca-ta: 776 lao động; Trung Quốc: 596 lao động nam; Singapore: 537 lao động nam…
Ảnh minh hoạ. |
Về công tác xây dựng thể chế, Cục Quản lý lao động ngoài nước là đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ xây dựng Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (sửa đổi), báo cáo Bộ trình Chính phủ, Quốc hội thông qua và ban hành ngày 13/11/2020 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV;
Trong năm 2021, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch được Chính phủ và Bộ giao đưa 90.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định.
Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện thể chế, xây dựng dự thảo trình Bộ để trình Chính phủ ban hành Nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).
Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan hữu quan của các quốc gia/vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động theo dõi sát sao tình hình của người lao động làm việc ở nước ngoài, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tổ chức đưa người lao động hết hạn hợp đồng về nước theo chỉ đạo của Chính phủ cũng như kịp thời thông tin và hướng dẫn các doanh nghiệp dịch vụ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn tiến phức tạp tại các quốc gia/vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động.
Thị trường lao động Châu Á - Thái Bình Dương mất 81 triệu việc làm do COVID-19 Theo một báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), dịch COVID-19 đã có tác động nghiêm trọng đến việc làm và thu nhập ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. |
Đài Loan mở cửa tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc trong 7 lĩnh vực nông nghiệp Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) vừa thông báo Đài Loan (Trung Quốc) đã mở rộng thêm ngành nghề tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp gồm: chăn nuôi gà, chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò, chăn nuôi dê, trồng hoa lan, trồng nấm và trồng rau. |