Thị trường lao động Châu Á - Thái Bình Dương mất 81 triệu việc làm do COVID-19
Theo báo cáo Asia-Pacific Employment and Social Outlook (Triển vọng việc làm và xã hội Châu Á - Thái Bình Dương) 2020 ước tính, tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế đã xóa sổ khoảng 81 triệu việc làm vào năm nay. Tác động của cuộc khủng hoảng đã rất sâu rộng, tình trạng thiếu việc làm tăng cao khi hàng triệu công nhân được yêu cầu giảm giờ làm hoặc không có giờ làm. Nhìn chung, giờ làm việc ở Châu Á và Thái Bình Dương ước tính giảm 15,2% trong quý II và giảm 10,7% trong quý III/2020, so với mức trước khủng hoảng.
Thị trường lao động Châu Á - Thái Bình Dương mất 81 triệu việc làm do COVID-19. |
Tình trạng mất giờ làm cũng bị ảnh hưởng, bởi hàng triệu người nghỉ việc hoặc rơi vào tình trạng thất nghiệp khi lượng công việc bị suy giảm. Sử dụng dữ liệu hàng quý có sẵn, báo cáo đưa ra ước tính sơ bộ rằng tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực có thể tăng từ 4,4% vào năm 2019 lên khoảng 5,2% đến 5,7% vào năm 2020.
“COVID-19 đã giáng một đòn mạnh vào thị trường lao động trong khu vực, một vấn đề mà rất ít quốc gia trong khu vực sẵn sàng xử lý. Mức độ bao phủ an sinh xã hội thấp và năng lực thể chế còn hạn chế ở nhiều quốc gia đã gây khó khăn cho việc giúp các doanh nghiệp và người lao động đứng vững trở lại, tình hình càng trở nên phức tạp khi một số lượng lớn vẫn ở trong khu vực kinh tế phi chính thức", bà Chihoko Asada Miyakawa, Trợ lý Tổng Giám đốc ILO kiêm Giám đốc Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho biết. Ngoài ra, bà còn nêu những điểm yếu trước khủng hoảng này đã để lại quá nhiều người phải đối mặt với nỗi đau mất an ninh kinh tế và gây thiệt hại về việc làm.
Theo báo cáo, phụ nữ ở hầu hết các quốc gia trong khu vực đều bị giảm giờ làm và việc làm nhiều hơn nam giới. Ngoài ra, phụ nữ có nhiều khả năng chuyển sang trạng thái thất nghiệp cao hơn nam giới. Thanh niên cũng bị ảnh hưởng đặc biệt bởi vấn đề này. Tỷ lệ mất việc làm nói chung của thanh niên cao hơn từ 3 đến 18 lần so với tỷ trọng của họ trong tổng số việc làm.
Bà Sara Elder, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Văn phòng ILO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và là tác giả chính của báo cáo cho biết: “Báo cáo cho thấy một bức tranh rõ ràng về việc thanh niên và phụ nữ bị đẩy ra khỏi công việc so với những người lao động khác. Với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, lao động trẻ khó cạnh tranh được việc làm mới. Khi họ tìm được việc, đó có thể là một công việc không phù hợp với nguyện vọng của họ. Hàng triệu phụ nữ cũng đã phải trả một cái giá đắt và những người bị thất nghiệp phải mất nhiều năm mới có thể trở lại".
Với số giờ làm việc được trả lương ít hơn, thu nhập trung bình đang giảm. Nhìn chung, thu nhập từ lao động được ước tính đã giảm 10% ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong 3 quý đầu năm 2020, tương đương với mức giảm 3% trong tổng sản phẩm quốc nội.
Một hệ quả nữa là mức độ nghèo đói trong lao động đang gia tăng. Về con số tuyệt đối, ước tính sơ bộ trong báo cáo cho thấy thêm 22 triệu đến 25 triệu người có thể rơi vào tình trạng nghèo do lao động, điều này sẽ đẩy tổng số người nghèo đang làm việc (< 1,90 USD/ngày) ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào khoảng từ 94 đến 98 triệu vào năm 2020.
Báo cáo cũng cảnh báo rằng với phạm vi thiệt hại đối với thị trường lao động, quy mô tổng thể của phản ứng tài khóa trong khu vực là không đủ, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực. Do chênh lệch chi tiêu tài khóa, cuộc khủng hoảng COVID-19 có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giữa các quốc gia ở Châu Á và Thái Bình Dương.
Tại Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2020 do Bộ Công Thương tổ chức vừa qua, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho biết hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tính đến hết tháng 11 năm 2020 đạt mức xuất siêu kỷ lục 20,1 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng ước tính đạt 489,1 tỷ USD, có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ước tính năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 267 tỷ USD, thặng dư thương mại hàng hóa vào khoảng 7 tỷ USD. Trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19, xuất khẩu đã trở thành điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế bước vào năm 2021. |
Châu Á – Thái Bình Dương: Tâm điểm bất ổn mới (Kỳ 2) Tạp chí Thời Đại tiếp tục đăng tải Kỳ 2: Châu Á – Thái Bình Dương: tâm điểm bất ổn mới trong bài viết đóng góp ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện đại hội của tác giả Trần Minh. |
Nga cảnh báo sẽ đáp trả nếu Mỹ triển khai tên lửa tại châu Á - Thái Bình Dương Chính quyền Nga khẳng định sẽ đáp trả nếu tên lửa Mỹ xuất hiện ở châu Á - Thái Bình Dương nhằm bảo vệ an ninh lãnh thổ nước này. |
Đối ngoại nhân dân nâng cao hình ảnh Việt Nam trong phòng chống dịch COVID -19 Ngày 6/10, Ban đối ngoại Trung ương phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác đối ngoại nhân dân quý III năm 2020. |