Mỹ công bố tài liệu bác bỏ các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông
Trung Quốc tiếp tục yêu cầu Mỹ ngưng hoạt động ở Biển Đông Người phát ngôn Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) xác nhận các quan chức hải quân và không quân của PLA đã gặp những người đồng cấp thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ trong 3 ngày vào giữa tháng 12/2021. |
Hội thảo Biển Đông 13: Trung Quốc bị bác bỏ tuyên bố chủ quyền lịch sử Hạ tuần tháng 11/2021, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 với chủ đề “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn”, thu hút gần 600 đại biểu trực tiếp và trực tuyến. Trong số 8 Phiên Hội thảo, Phiên 4 với tên gọi “Hãy công bằng với sự thật lịch sử” là một trong những nội dung được quan tâm nhất. |
Tài liệu nghiên cứu công bố ngày 12/1 của Cục Đại dương, Môi trường Quốc tế và Các vấn đề khoa học thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền phi pháp hoặc một số hình thức "thẩm quyền riêng" đối với hầu hết Biển Đông.
"Những tuyên bố này làm suy yếu nghiêm trọng pháp quyền ở các đại dương và nhiều quy định được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế được nêu Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982", tài liệu có đoạn.
Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục kêu gọi Bắc Kinh "ngừng các hoạt động trái pháp luật và cưỡng chế trên Biển Đông".
Tài liệu 47 trang là bản cập nhật của một nghiên cứu tiến hành năm 2014, trong đó bác bỏ cái gọi là "đường chín đoạn" của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 ra phán quyết ủng hộ Philippines, bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Bắc Kinh đáp lại bằng cách đưa ra những lý lẽ như nước này có "quyền lịch sử" với khu vực.
Tàu hải cảnh của Trung Quốc. |
Tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng những tuyên bố về quyền lịch sử như vậy "không có cơ sở pháp lý" và Trung Quốc không đưa ra lý lẽ cụ thể. Nghiên cứu cũng chỉ ra các lý do về mặt địa lý nhằm bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc, nói rằng hơn 100 thực thể mà Bắc Kinh đề cập ở Biển Đông đều chìm dưới mực nước biển khi thủy triều lên, "vượt quá giới hạn hợp pháp về lãnh hải" của bất kỳ quốc gia nào.
Bắc Kinh từng viện dẫn những đặc điểm địa lý như vậy để tuyên bố chủ quyền với bốn nhóm đảo, nhưng nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng chúng không đáp ứng các tiêu chí về đường cơ sở theo công ước của Liên Hợp Quốc.
Báo cáo mới được đưa ra trong bối cảnh Mỹ ngày càng thách thức Trung Quốc trên toàn cầu, khi cho rằng sự trỗi dậy của quốc gia này là mối đe dọa lâu dài với Washington.
Năm 2020, ngoại trưởng Mỹ khi đó là Mike Pompeo công khai ủng hộ tuyên bố chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông, vượt xa lập trường của Mỹ trước đây là thách thức Trung Quốc nhưng không chỉ rõ ràng quốc gia nào có quyền hợp pháp.
"Đường chín đoạn" mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra đòi yêu sách chủ quyền phi lý với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông. Bắc Kinh cũng bồi đắp phi pháp 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và quân sự hóa thành tiền đồn trên biển.
Trong khi đó, theo tờ Yomiuri, các tàu chiến thuộc Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (MSDF) đã tiến hành các cuộc tuần tra tự do hàng hải ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong động thái được cho là nhằm "răn đe" Trung Quốc.
Tờ Yomiuri dẫn nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết các hoạt động của MSDF bắt đầu từ tháng 3/2021, khi một tàu khu trục di chuyển qua vùng tiếp giáp khu vực 12 hải lý quanh các thực thể ở quần đảo Trường Sa.
Đến tháng 8/2021, một tàu khu trục khác của MSDF thực hiện hải trình tương tự. Một trong những tàu được điều đi là tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga Ise, từng tập trận chung với Mỹ, Úc, và Pháp trong năm qua.
Một chuyên gia tại Viện nghiên cứu quốc phòng Nhật Bản nhận định sẽ hơi quá khi gọi đây là hoạt động tuần tra tự do hàng hải giống như các hoạt động của tàu quân sự Mỹ. Tuy nhiên, các chuyến đi này cũng ẩn chứa một thông điệp chính trị, với mục đích gây sức ép với Trung Quốc.
Ông Garren Mulloy, giáo sư quan hệ quốc tế tại Trường ĐH Daito Bunka, cho biết Mỹ là quốc gia duy nhất thách thức các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Đông bằng cách điều tàu chiến đi vào phạm vi 12 hải lý xung quanh thực thể Trung Quốc bồi đắp trái phép. Trong khi đó, các tàu chiến của Úc và Anh, dường như giống các tàu chiến Nhật Bản, chỉ đi qua các vùng tiếp giáp khu vực 12 hải lý quanh các thực thể ở quần đảo Trường Sa.
Bộ tứ kim cương sẽ phản đối âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông? Trung Quốc thời gian gần đây liên tiếp tổ chức các cuộc tập trận và có nhiều hành động ngang ngược ở Biển Đông. Điều này khiến cộng đồng quốc tế nổi sóng và Bộ tứ kim cương dự kiến sẽ phản đối âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông. |
New Zealand gửi công hàm bác bỏ yêu sách quyền lịch sử ở Biển Đông Ngày 3/8 (giờ địa phương), Phái đoàn Thường trực New Zealand tại Liên hợp quốc (LHQ) đã gửi công hàm số 08/21/02 lên Tổng thư ký LHQ để thể hiện quan điểm liên quan đến Biển Đông. |