Mỹ cáo buộc Trung Quốc cưỡng ép, đe dọa các nước ven biển Đông Nam Á
Đức thảo luận với Trung Quốc về tình hình Biển Đông
Hãng tin Reuters ngày 6-7, dẫn thông cáo từ Bộ Quốc phòng Đức, cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Kramp-Karrenbauer đã thảo luận tình hình Biển Đông với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc.
|
Theo dõi chặt chẽ, sẵn sàng ứng phó áp thấp trên Biển Đông
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau theo dõi chặt chẽ tình hình áp thấp trên Biển Đông, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
|
Biển Đông trong cuộc cạnh tranh bằng đại dự án giữa Trung Quốc và G7
Một tuần sau Hội nghị G7, ngày 23/06, Trung Quốc tổ chức Hội nghị cao cấp trực tuyến khu vực châu Á - Thái Bình Dương về hợp tác Vành đai Con đường. Sự cạnh tranh bằng những dự án lớn giữa Trung Quốc và các nước G7 ngày càng quyết liệt, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình Biển Đông.
|
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken - Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters cũng cho biết trong buổi Hội nghị trực tuyến này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định sẽ sát cánh với các nước Đông Nam Á khi đối mặt với hành vi "áp bức" của Bắc Kinh.
Trước đó, hôm 11-7, ông Blinken cũng đã có tuyên bố ủng hộ chính sách Biển Đông của chính quyền tiền nhiệm - cựu tổng thống Donald Trump.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh kỷ niệm tròn 5 năm Tòa trọng tài quốc tế ở Hà Lan ra phán quyết bác yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông ngày 12-7-2016.
Ngoại trưởng Mỹ khẳng định "không có nơi nào mà trật tự hàng hải dựa trên luật pháp lại bị đe dọa như ở Biển Đông". Ông cáo buộc Trung Quốc "cưỡng ép, đe dọa các nước ven biển ở Đông Nam Á, đe dọa tự do đi lại trên tuyến đường toàn cầu quan trọng này".
Ông Blinken còn nhấn mạnh: “Mỹ tái khẳng định chính sách ngày 13/7/2020 liên quan các yêu sách hàng hải ở Biển Đông. Chúng tôi cũng tái khẳng định một cuộc tấn công vũ trang nhắm vào các lực lượng vũ trang, tàu hoặc máy bay của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt các cam kết phòng thủ lẫn nhau của Mỹ theo Điều 5 của Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines 1951”.
Vào thời điểm Philippines kỷ niệm 4 năm ngày ra phán quyết hồi năm ngoái, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đưa ra lập trường ủng hộ phán quyết, đồng thời xem hầu hết các yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông là bất hợp pháp.
Tại hội nghị ngày 14-7, ông Blinken cũng cho biết Mỹ có "những quan ngại sâu sắc" về tình hình ở Myanmar và thúc giục ASEAN hành động chấm dứt tình trạng bạo lực và khôi phục dân chủ ở quốc gia Đông Nam Á này.
Đây là hội nghị ngoại trưởng đầu tiên giữa Mỹ và ASEAN kể từ khi ông Joe Biden lên nhậm chức tổng thống Mỹ. Sự kiện này diễn ra ngày 14-7, hơn 1 tháng sau khi bị trì hoãn vào phút chót.
Việt Nam đã tái khẳng định lập trường ở Biển Đông hôm 12-7, nhân tròn 5 năm sự kiện tòa án quốc tế ở The Hague (Hà Lan) ra phán quyết bác “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trong vụ kiện do Philippines đệ trình.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông thông qua các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Mỹ tiếp tục bác bỏ hầu hết yêu sách của Trung Quốc với Biển Đông
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên và Biển Đông được xem là tượng trưng cho sự cạnh tranh ảnh hưởng rộng lớn hơn giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
|
Việt Nam lên tiếng nhân dịp kỷ niệm 5 năm Toà trọng tài vụ kiện Biển Đông ra Phán quyết
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra bình luận của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 5 năm Toà trọng tài vụ kiện Biển Đông ra Phán quyết cuối cùng.
|
Biển Đông 5 năm sau Phán quyết của Tòa Trọng tài
Phán quyết của Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 đã cho cung cấp và giải thích những quy định của Công ước này có liên quan đến các thực thể địa lý tồn tại trong Biển Đông trong việc xác lập phạm vi các vùng biển và thềm lục địa xung quanh chúng.
|