Mỹ tiếp tục bác bỏ hầu hết yêu sách của Trung Quốc với Biển Đông
Kể từ khi lên nắm quyền, chính quyền Tổng thống Biden đã thực hiện một trong những ưu tiên hàng đầu là tăng cường quan hệ với châu Á - một phần là để chống lại đối thủ hàng đầu Trung Quốc.
Căng thẳng ở Biển Đông gia tăng kể từ tháng 3, khi hơn 200 tàu Trung Quốc neo đậu ở Đá Ba Đầu (tại cụm đảo Sinh Tồn trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Chính quyền của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden khẳng định ủng hộ chính sách của người tiền nhiệm Donald Trump về việc bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền mà Trung Quốc đưa ra đối với Biển Đông.
Trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội, Tổng thống Joe Biden cho biết ông đã nói với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Mỹ có ý định duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, “không phải để khơi mào xung đột mà để ngăn chặn một cuộc xung đột”. Tuy nhiên, ranh giới giữa hai điều này được xem rất mong mang trong khu vực luôn căng thẳng này.
Tàu khu trục Mỹ USS Benfold (DDG 65) hoạt động ở Biển Đông vào ngày 12.7 US NAVY |
Tối qua (12.7), Reuters dẫn thông tin từ quân đội Trung Quốc cho hay lực lượng này cùng ngày vừa xua đuổi một tàu chiến Mỹ ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa. Trước đó, trang mạng của Hạm đội 7 - hải quân Mỹ thông báo vừa điều tàu khu trục USS Benfold (DDG 65) tiến hành hoạt động tự do hàng hải ở quần đảo Hoàng Sa.
Vụ việc trên diễn ra đúng vào ngày đánh dấu 5 năm Tòa trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền do Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông (12.7.2016 - 12.7.2021).
Ngay trước dịp này, chính quyền của Tổng thống Biden ngày 11.7 đã đưa ra tuyên bố ủng hộ việc cựu Tổng thống Trump hồi năm ngoái đã bác bỏ hầu hết yêu sách hàng hải quan trọng mà Bắc Kinh đưa ra đối với Biển Đông. AP dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố: “Không ở đâu mà trật tự hàng hải dựa theo luật lệ quốc tế lại bị đe dọa lớn hơn ở Biển Đông”. Thông điệp này tương tự ông Mike Pompeo phát biểu hồi năm ngoái trong cương vị ngoại trưởng Mỹ.
Đương kim Ngoại trưởng Blinken cáo buộc thêm rằng Trung Quốc tiếp tục “ép buộc và đe dọa các quốc gia ven biển Đông Nam Á, đe dọa quyền tự do hàng hải trên con đường toàn cầu quan trọng này”. “Mỹ tái khẳng định chính sách ngày 13.7.2020 liên quan đến các tuyên bố chủ quyền hàng hải ở Biển Đông”, ông Blinken đề cập lại tuyên bố hồi năm ngoái của ông Pompeo.
“Chúng tôi cũng tái khẳng định rằng một cuộc tấn công vũ trang vào các lực lượng vũ trang, tàu công cộng hoặc máy bay của Philippines ở Biển Đông sẽ dẫn đến các cam kết phòng thủ chung của Mỹ”, Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh.
Thông điệp này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ tương trợ cho Philippines nếu Philippines bị Trung Quốc tấn công ở Biển Đông dựa trên thỏa thuận phòng thủ chung giữa Washington với Manila.
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) quy định các quyền và trách nhiệm của các quốc gia đối với các đại dương trên thế giới. Công ước đã thiết lập khái niệm về các vùng đặc quyền kinh tế: khu vực trải dài 200 hải lý tính từ đường bờ biển của một quốc gia, nơi quốc gia đó có các quyền đặc biệt để khai thác tài nguyên. Khi các vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia chồng lấn lên nhau, theo UNCLOS, các quốc gia cần phải đàm phán để thống nhất.
Vào năm 2016, Tòa án trọng tài quốc tế tại The Hague đưa ra phán quyết rằng không có cơ sở pháp lý nào cho một tuyên bố về quyền lịch sử đối với những tài nguyên biển trong "đường chín đoạn".
Biển Đông có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên khổng lồ và khoảng một phần ba thương mại hàng hải toàn cầu đi qua Biển Đông, trị giá hơn 3 nghìn tỷ USD mỗi năm.
Washington coi việc di chuyển tự do trong khu vực là điều cần thiết và tiến hành các cuộc tuần tra hải quân “tự do hàng hải” để thể hiện quyền này.
Giáo sư Murphy nói: “Từ quan điểm của Mỹ, bản đồ đường chín đoạn là một nỗ lực (của Trung Quốc) nhằm sở hữu các tài sản chung toàn cầu”.
Các quan chức Mỹ coi hành vi của Trung Quốc là một thách thức đối với pháp quyền. Washington cũng củng cố quan hệ với các đồng minh quan trọng ở Đông Nam Á, trong đó có mục tiêu hạn chế sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Cũng nhân dịp 5 năm ngày Tòa trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết, Bộ Ngoại giao Canada ngày 12.7 phát đi thông cáo nhắc lại sự cần thiết của việc cần tuân thủ phán quyết.
“Phán quyết là dấu mốc quan trọng và là cơ sở hữu ích để giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông”, thông cáo nêu và nhấn mạnh: “Tất cả các bên trong khu vực phải thể hiện sự kiềm chế và tránh hành động đơn phương, vì điều này sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng và đe dọa sự ổn định của khu vực. Canada đặc biệt lo ngại trước các hành động leo thang và gây bất ổn của Trung Quốc ở Biển Đông”.
Mỹ đẩy mạnh hoạt động ở Biển Đông, thách thức Trung Quốc Ngày 16/3, hãng tin AP đưa tin, hoạt động của Hải quân Mỹ trong chiến dịch nhằm thách thức nỗ lực của Trung Quốc ở Biển Đông. |
Mỹ tuyên bố sẽ đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông Tạp chí Newsweek ngày 9.3 đưa tin Hải quân Mỹ bày tỏ quan ngại về sự trỗi dậy nhanh chóng của lực lượng quân sự biển của Trung Quốc, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục thách thức hoạt động của Bắc Kinh khắp châu Á - Thái Bình Dương. |
Cách tiếp cận 'tái trấn an và nghiêm túc' của Mỹ trong vấn đề Biển Đông Trong bài viết trên trang mạng moderndiplomacy.eu ngày 2/3, GS. Pankaj Jha - giảng viên trường Quan hệ quốc tế Jindal, Đại học O P Jindal Global, Ấn Độ đặt ra câu hỏi về viêvj liệu chính quyền Joe Biden có thay đổi chính sách Biển Đông so với chính quyền Donald Trump hay không? |